Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

3/9/16

Vượt qua nỗi đau da cam

Vượt qua khó khăn, ông Lê Văn Thịnh ở thôn Minh Thành, xã Lai Vu (Kim Thành) đã vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống no đủ.

Ông Thịnh đã tích cực chăn nuôi lợn để phát triển kinh tế gia đình
Bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh, sức khỏe yếu lại phải nuôi người con bị tật nguyền suốt 37 năm qua nhưng ông Lê Văn Thịnh ở thôn Minh Thành, xã Lai Vu (Kim Thành) đã vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống no đủ.

Nỗi đau 2 thế hệ

Năm 1968, ông Thịnh xung phong vào bộ đội. Sau khi huấn luyện, ông vào Trung đoàn 2, Sư đoàn 2, Quân khu 5, tham gia chiến sự ở vùng Quảng Ngãi ác liệt. Mỗi lần chuẩn bị cho một đợt càn, quân địch dùng máy bay thả chất độc hóa học. Rừng cây xơ xác, dưới lớp đất mùn giun, dế chết hết. Quân ta phải tìm hang đá để trú ngụ, khát nước vẫn múc nước từ dưới suối lên uống. Ai cũng biết đó là chất độc nhưng không ai nghĩ đến những hậu quả ảnh hưởng lâu dài. Sau này, trong một lần đi đón tiểu đoàn bộ binh vào đánh ở thị xã Quảng Ngãi, ông Thịnh bị giặc bắt. Chúng tra tấn dã man nhưng không khai thác được thông tin gì, ông bị đày ra nhà tù Côn Đảo.

Năm 1974, ông Thịnh được trả tự do nhưng sức khỏe yếu nên về tuyến sau. Sau đó, ông về nhà và lập gia đình. Vợ chồng ông sinh đến người con gái thứ 3 là Lê Thị Thắm thì thấy con có biểu hiện thần kinh không bình thường. Sau này đi khám, gia đình mới biết con bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam di chứng từ cha. Càng lớn, việc chăm sóc người con này càng khó khăn hơn. Dù sống ở quê nhưng nhà ông phải xây cổng và tường bao cao, chằng dây thép gai để ngăn con trốn đi. Nhưng chỉ cần lơ đễnh là chị vẫn trèo qua được và bỏ đi biệt tích. Bao nhiêu năm nuôi con là chừng ấy năm ông canh cánh đêm ngày, lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. "Mỗi khi trái gió trở trời cơ thể rất mỏi mệt. Dù yếu nhưng cứ phải gắng gượng chăm con thôi. 37 năm qua, tôi luôn sống trong đau khổ, nhìn con có lớn mà chẳng có khôn. Cháu vừa mất, gia đình không phải dày công chăm sóc nhưng còn mãi nỗi đau trong lòng...", ông Thịnh nói. 

Không đầu hàng

Cuộc sống của người lính trở về sau chiến tranh ấy bộn bề khó khăn. Loay hoay để tìm kế sinh nhai đã vất vả, lại phải cộng thêm công chăm sóc, lo lắng cho người con bị tật nguyền khiến vợ chồng ông Thịnh nhiều khi bế tắc. Vượt lên trên khó khăn đó, ông vẫn không ngừng cống hiến cho quê hương. Ông từng làm Bí thư Chi bộ, Trưởng khu dân cư. Phẩm chất người lính giúp ông luôn tận tâm với từng loại hình công việc và được nhân dân tin tưởng, được các cấp khen thưởng. 

Mấy năm gần đây do sức khoẻ yếu nên ông nghỉ công tác tại địa phương. Không ỷ lại, ông đã trăn trở tìm mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Ông nhận thấy chỉ có chăn nuôi tại gia đình mới có thể kết hợp việc quản lý và chăm sóc con. Sẵn có đất ở rộng, ông huy động nguồn vốn của gia đình và người thân, rồi vay thêm nguồn hỗ trợ của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Những ngày đầu chưa có kinh nghiệm, ông học hỏi từ những mô hình của bà con trong xóm, tìm hiểu thêm thông tin trong sách và các buổi tập huấn do địa phương tổ chức. Sau đó, ông mua 5 con lợn mẹ giống siêu nạc về nuôi. Hai năm qua, ông Thịnh đã rút được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. Đàn lợn ngày càng nhiều, gia đình ông đã đào hầm biogas để tận dụng nguồn phân làm chất đốt. Ông nuôi lợn giống không phụ thuộc hoàn toàn vào cám công nghiệp mà thường bổ sung thêm các loại cây rau nên lợn chắc khỏe và ít bệnh tật hơn. 

Với sự cần cù, chăm chỉ và biết rút kinh nghiệm trong chăn nuôi, hiện nay, gia đình ông Thịnh đã có hơn 30 con lợn. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu lãi khoảng 70 triệu đồng. Mức thu nhập này so với nhiều người chưa nhiều nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn như ông Thịnh là điều đáng ghi nhận. Ông Thịnh là một trong số ít nạn nhân da cam được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh khen thưởng trong phong trào vượt khó vươn lên phát triển sản xuất. 
Theo Báo Hải Dương

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười