QĐND Online – Sáng 24-3, tại Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu đã tổ chức Hội thảo khoa học “Dân quân tự vệ Việt Nam - Lực lượng vô địch của dân tộc anh hùng”. Trung tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự, phát biểu khai mạc và chủ trì hội thảo. Các ý kiến tham luận tại Hội thảo tập trung làm rõ nhiều vấn đề và đều nhấn mạnh, lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam là một bức tường sắt của Tổ quốc, là lực lượng vô địch của dân tộc anh hùng...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trung tướng Bế Xuân Trường nhấn mạnh, dân quân tự vệ-một trong 3 thứ quân của LLVT ngày nay-đã có những đóng góp xứng đáng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, các đội dân quân tự vệ và du kích Việt Nam là lực lượng xung kích quan trọng, làm nòng cốt cùng toàn dân tiến hành thắng lợi tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước. Tiếp đó, dân quân tự vệ đã góp phần to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cùng toàn dân giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà; tham gia xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Ngàng, trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục xây dựng lực lượng dân quân tự vệ phải toàn diện trên cả 3 mặt: Tổ chức, huấn luyện và hoạt động chiến đấu.
“Vai trò của nữ dân quân tự vệ Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng-mấy bài học kinh nghiệm”, là bài phát biểu tham luận của bà Trần Thị Hương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Hội thảo. Tham luận đã làm rõ: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nữ dân quân tự vệ ở các thôn, xã đã đảm nhiệm việc chống càn, tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch; trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, toàn miền Nam có 40% dân quân du kích, tự vệ là nữ; nữ dân quân tự vệ còn giữ vai trò quan trọng trong công tác chuẩn bị chiến trường, là những người dẫn đường tin cậy; nữ dân quân tự vệ còn là lực lượng phục vụ đắc lực cho bộ đội chủ lực chiến đấu; nữ dân quân tự vệ còn có thế mạnh to lớn trong công tác vận động binh lính địch…
Theo bà Trần Thị Hương, thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng đã để lại những bài học kinh nghiệm quý trong tổ chức, xây dựng lực lượng nữ dân quân tự vệ, như: Coi trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, trong đó có nữ dân quân tự vệ, là vấn đề then chốt của sự nghiệp chiến tranh nhân dân, chiến lược chiến tranh du kích; tổ chức huấn luyện phù hợp là chìa khóa để xây dựng lực lượng nữ dân quân tự vệ; các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cùng phối hợp phát triển lực lượng nữ dân quân tự vệ, và coi đó là nguồn lực quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ…
Đến với Hội thảo, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên có tham luận “Du kích Hoàng Ngân-Điểm sáng trong phong trào chống Pháp ở Hưng Yên”. Tham luận khẳng định, trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao, máu lửa, phụ nữ Hưng Yên đã lập nên những chiến công vẻ vang, điển hình là phong trào du kích Hoàng Ngân. Từ năm 1950, phong trào du kích Hoàng Ngân phát triển mạnh mẽ, hình thành hệ thống từ thôn, xã, huyện đến tỉnh. Tính đến tháng 7-1952, đội nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên đã thu hút hơn 7.300 chị em tham gia.
Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nữ du kích Hoàng Ngân giữ vai trò quan trọng trong thế trận chiến tranh nhân dân, cùng quân, dân trong tỉnh đánh hơn 1.000 trận, lập nên nhiều chiến công vang dội. Hàng trăm nữ du kích đã chiến đấu và anh dũng hy sinh, tiêu biểu như Anh hùng Bùi Thị Cúc, Trần Thị Tý, Vũ Thị Kính…
Tại Hội thảo, một số nhân chứng đã chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc trong những năm tháng cầm súng đánh giặc, bảo vệ quê hương. Đó là bà Bùi Thị Vân, nữ dân quân xã Lai Vu, Kim Thành (Hải Dương), là nhân vật trong bài thơ Tâm sự của Nhà thơ Tố Hữu: “Chuyện cô du kích xóm Lai Vu/Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù/Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước/Rắn, mình em chịu, có sao đâu!”. Đó là bà Ngô Thị Hồng Thương, tự vệ lâm trường Cẩm Kỳ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đã dùng súng trường bắn rơi một chiếc máy bay F-105 của Mỹ năm 1968. Đó là bà Phạm Thị Viễn, nữ pháo thủ của Trung đội tự vệ Nhà máy cơ khí Mai Động (Hà Nội) cùng đồng đội lập công xuất sắc, bắn rơi chiếc máy bay F-111 của Không quân Mỹ ngày 22-12-1972.
Tại Hội thảo, Nghị quyết Đội tự vệ đã được Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự (Bộ Quốc phòng) làm rõ, thông qua tham luận “Nghị quyết Đội tự vệ-những quan điểm đầu tiên về xây dựng và phát triển lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam”.
Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng, tổ chức ngày 28-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc), Nghị quyết Đội tự vệ đã được thông qua và ngày 28-3-1935 được coi là Ngày thành lập Dân quân tự vệ và được công nhận là Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam.
Trong tham luận “Du kích, tự vệ Quân khu 5 chiến đấu với quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên (1965-1972)”, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó tư lệnh Quân khu 5 khẳng định, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phong trào chiến tranh du kích phát triển thành một phong trào quần chúng rộng rãi, thực sự phát huy hiệu quả trong tác chiến đánh địch tại chỗ, vừa có tác dụng kìm chân địch, khiến cho địch bị động lúng túng, vừa tạo điều kiện cho các lực lượng đánh tiêu diệt, tiêu hao sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch.
Trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968, lực lượng du kích tự vệ Miền Đông đã có những đóng góp hết sức to lớn. Đó là khẳng định của Thiếu tướng Võ Minh Lương, Phó tư lệnh-Tham mưu trưởng Quân khu 7 tại Hội thảo. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy, lực lượng dân quân du kích đã tích cực đánh địch trên khắp nông thôn vùng ven ngoại thành, đánh các ấp chiến lược, pháo kích đồn bốt, cắt giao thông, diệt nhiều xe tăng-thiết giáp, bộ binh địch…
Phát biểu kết luận Hội thảo, Trung tướng Bế Xuân Trường nhấn mạnh, 9 tham luận được trình bày tại Hội thảo nói riêng, các tham luận được gửi về hội thảo nói chung, tiếp tục khẳng định và làm sáng rõ một số vấn đề lớn, đặc biệt là những vấn đề như quá trình hình thành và phát triển của các đội tự vệ; sự lãnh đạo đúng đắn, tầm nhìn chiến lược và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện lực lượng dân quân tự vệ; vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của lực lượng dân quân tự vệ gắn với các nhiệm vụ chính trị của đất nước qua các thời kỳ…
Trung tướng Bế Xuân Trường khẳng định, kết quả của Hội thảo lần này là những đóng góp quan trọng, phục vụ cho quá trình xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ngày càng phát triển, trưởng thành và đóng góp tích cực hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
PHẠM HOÀNG HÀ (tổng thuật)
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trung tướng Bế Xuân Trường nhấn mạnh, dân quân tự vệ-một trong 3 thứ quân của LLVT ngày nay-đã có những đóng góp xứng đáng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, các đội dân quân tự vệ và du kích Việt Nam là lực lượng xung kích quan trọng, làm nòng cốt cùng toàn dân tiến hành thắng lợi tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước. Tiếp đó, dân quân tự vệ đã góp phần to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cùng toàn dân giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà; tham gia xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trung tướng Bế Xuân Trường phát biểu tại Hội thảo. |
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Ngàng, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tham luận “Dân quân tự vệ Việt Nam-Lực lượng chiến lược của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Cùng với những con số cụ thể, những ví dụ thuyết phục về sự đóng góp to lớn của dân quân tự vệ trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đồng chí Nguyễn Văn Ngàng khẳng định: Dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược trong suốt quá trình đấu tranh vũ trang cách mạng của dân tộc và giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở nước ta, là lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Ngàng, trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục xây dựng lực lượng dân quân tự vệ phải toàn diện trên cả 3 mặt: Tổ chức, huấn luyện và hoạt động chiến đấu.
“Vai trò của nữ dân quân tự vệ Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng-mấy bài học kinh nghiệm”, là bài phát biểu tham luận của bà Trần Thị Hương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Hội thảo. Tham luận đã làm rõ: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nữ dân quân tự vệ ở các thôn, xã đã đảm nhiệm việc chống càn, tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch; trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, toàn miền Nam có 40% dân quân du kích, tự vệ là nữ; nữ dân quân tự vệ còn giữ vai trò quan trọng trong công tác chuẩn bị chiến trường, là những người dẫn đường tin cậy; nữ dân quân tự vệ còn là lực lượng phục vụ đắc lực cho bộ đội chủ lực chiến đấu; nữ dân quân tự vệ còn có thế mạnh to lớn trong công tác vận động binh lính địch…
Quang cảnh buổi Hội thảo. |
Đến với Hội thảo, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên có tham luận “Du kích Hoàng Ngân-Điểm sáng trong phong trào chống Pháp ở Hưng Yên”. Tham luận khẳng định, trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian lao, máu lửa, phụ nữ Hưng Yên đã lập nên những chiến công vẻ vang, điển hình là phong trào du kích Hoàng Ngân. Từ năm 1950, phong trào du kích Hoàng Ngân phát triển mạnh mẽ, hình thành hệ thống từ thôn, xã, huyện đến tỉnh. Tính đến tháng 7-1952, đội nữ du kích Hoàng Ngân tỉnh Hưng Yên đã thu hút hơn 7.300 chị em tham gia.
Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nữ du kích Hoàng Ngân giữ vai trò quan trọng trong thế trận chiến tranh nhân dân, cùng quân, dân trong tỉnh đánh hơn 1.000 trận, lập nên nhiều chiến công vang dội. Hàng trăm nữ du kích đã chiến đấu và anh dũng hy sinh, tiêu biểu như Anh hùng Bùi Thị Cúc, Trần Thị Tý, Vũ Thị Kính…
Trung tướng Bế Xuân Trường và các đại biểu trao đổi tại Hội thảo. |
Tại Hội thảo, Nghị quyết Đội tự vệ đã được Thiếu tướng Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự (Bộ Quốc phòng) làm rõ, thông qua tham luận “Nghị quyết Đội tự vệ-những quan điểm đầu tiên về xây dựng và phát triển lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam”.
Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng, tổ chức ngày 28-3-1935 tại Ma Cao (Trung Quốc), Nghị quyết Đội tự vệ đã được thông qua và ngày 28-3-1935 được coi là Ngày thành lập Dân quân tự vệ và được công nhận là Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam.
Các nhân chứng nguyên là dân quân, tự vệ tham dự Hội thảo. Từ trái qua phải: Bà Bùi Thị Vân, bà Phạm Thị Viễn, bà Ngô Thị Hồng Thương. |
Một trong những quan điểm quan trọng mà Nghị quyết Đội tự vệ khẳng định, là tổ chức các đội tự vệ tại chỗ, với thành viên từ thành phần dân chúng. Họ vừa tham gia sản xuất, vừa cải tiến, chế tạo vũ khí, trang bị quân sự để bảo vệ dân làng; sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống xảy ra và khi cần thiết có thể bổ sung cho quân đội cách mạng. Chủ trương của Đảng là phải làm cho các đội tự vệ không ngừng lớn mạnh bằng chính thực lực của dân chúng. Sau khi Nghị quyết về Đội tự vệ ra đời, các đội tự vệ ở cả nông thôn và thành thị lần lượt hình thành, đóng vai trò nòng cốt cho quần chúng thực hiện vũ trang khởi nghĩa, tiến hành chiến tranh du kích…
Trong tham luận “Du kích, tự vệ Quân khu 5 chiến đấu với quân Mỹ và quân Nam Triều Tiên (1965-1972)”, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn, Phó tư lệnh Quân khu 5 khẳng định, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phong trào chiến tranh du kích phát triển thành một phong trào quần chúng rộng rãi, thực sự phát huy hiệu quả trong tác chiến đánh địch tại chỗ, vừa có tác dụng kìm chân địch, khiến cho địch bị động lúng túng, vừa tạo điều kiện cho các lực lượng đánh tiêu diệt, tiêu hao sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch.
Trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968, lực lượng du kích tự vệ Miền Đông đã có những đóng góp hết sức to lớn. Đó là khẳng định của Thiếu tướng Võ Minh Lương, Phó tư lệnh-Tham mưu trưởng Quân khu 7 tại Hội thảo. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy, lực lượng dân quân du kích đã tích cực đánh địch trên khắp nông thôn vùng ven ngoại thành, đánh các ấp chiến lược, pháo kích đồn bốt, cắt giao thông, diệt nhiều xe tăng-thiết giáp, bộ binh địch…
Phát biểu kết luận Hội thảo, Trung tướng Bế Xuân Trường nhấn mạnh, 9 tham luận được trình bày tại Hội thảo nói riêng, các tham luận được gửi về hội thảo nói chung, tiếp tục khẳng định và làm sáng rõ một số vấn đề lớn, đặc biệt là những vấn đề như quá trình hình thành và phát triển của các đội tự vệ; sự lãnh đạo đúng đắn, tầm nhìn chiến lược và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện lực lượng dân quân tự vệ; vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của lực lượng dân quân tự vệ gắn với các nhiệm vụ chính trị của đất nước qua các thời kỳ…
Trung tướng Bế Xuân Trường khẳng định, kết quả của Hội thảo lần này là những đóng góp quan trọng, phục vụ cho quá trình xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ngày càng phát triển, trưởng thành và đóng góp tích cực hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
PHẠM HOÀNG HÀ (tổng thuật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét