Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

17/11/08

Rượu Phú Lộc


Rượu là một sản phẩm được con người phát hiện rất sớm và biết chưng cất cách ngày nay hàng nghìn năm và mau chóng trở thành một loại thực phẩm phổ biến toàn thế giới với hàng trăm loại khác nhau, được giới mày râu hưởng ứng và đón nhận rất nồng nhiệt.

Theo Chiến quốc sách thì : ” Bà Nghi Địch là người cất rượu tặng vua Vũ” mà vua Vũ sống ở thế kỷ thứ 21 trước công nguyên như vậy cách đây 41 thế kỷ đã có rượu ? . Từ khi có rượu, con người thường sử dụng nó một cách thái quá, tôn sùng như một mỹ vị, một vật tượng trưng cho tinh tuý trời đất, nó không còn thuần tuý là một loại nước uống có chất kích thích, dùng khai vị trong bữa ăn và dẫn liệu của ngành dược. Lúc vui cũng như lúc buồn, người ta thích uống rượu để tăng thêm sự phấn chấn, hăng hái hoặc quên đi những nỗi buồn bực cực nhọc, phiền muộn. Rượu trở thành những thứ không thể thiếu trong các buổi lễ hội của phương Đông cũng như phương Tây mà người xưa nói ” Vô tửu bất thành lễ”. Trong một bài phú của Châu Dương thời Hán đã viết : Rượu thì ” Dân thường uống cho vui, quân tử dùng để làm lễ”. ở Châu Âu, rượu vang nguyên chất được coi như máu của chúa và được dùng trong những buổi lễ của thiên chúa giáo, vì vậy gọi là rượu lễ. ở nước ta, từ nhiều thế kỷ trước, dùng rượu trong những ngày giỗ tết, đám cưới, đám tang đã trở thành tập quán và trong các buổi tế lễ ở đình làng bao giờ cũng có tiết mục dẫn rượu.

Rượu thì làng nào cũng có thể tự sản xuất nhưng nấu khó thơm ngon, tinh khiết và trở thành một nghề của cả làng thì mỗi tỉnh cũng chỉ có một vài nơi, ở những nơi ấy thường có bài thuốc men và xử lý nguyên liệu riêng, tạo nên hương vị và chất lượng khác nhau, người sành rượu dễ phân biệt. Những loại rượu như thế thường được gọi theo tên làng sản xuất như : Rượu Vân (Bắc Ninh), Chung Xá, Lạc Đạo (Hưng Yên) , nhưng nổi tiếng xưa nay mà nhiều người đã biết, kể cả chuyên gia một số nước là rượu Phú Lộc.

Phú Lộc là một xã thuộc huyện Cẩm Giàng thời phong kiến, nay là một thôn của xã Cẩm Vân có nghề nấu rượu cổ truyền. Năm 1983, Phú Lộc có 320 mẫu ruộng mà có tới 2600 khẩu. Tuy cả làng vẫn làm ruộng nhưng chỉ giữ gia bản, còn nguồn sống chủ yếu nhờ vào nấu rượu, nuôi lợn và buôn bán nhỏ. Nghề nấu rượu của Phú Lộc tuy lúc thăng lúc trầm nhưng vẫn tồn tại và phát triển trên suốt 6 thế kỷ qua.

Rượu Phú Lộc trong suốt tinh khiết, mùi thơm, uống ngọt giọng, không xốc, nồng độ thường rất cao, trung bình 50 độ, loại đặc biệt có thể lên tới 60o,rót ra chén có bọt bám vào thành, châm lửa bắt cháy ngay, dùng ngâm thuốc rất tốt। Phú Lộc có bài thuốc men đặc biệt và nguyên liệu chủ yếu dùng gạo nếp hoa vàng nên chất lượng rượu có tiếng xưa nay và trở thành đặc sản của địa phương. Để có được đặc sản ấy, người Phú Lộc đã phải tích luỹ kinh nghiệm hàng thế kỷ và có ý thức giữ gìn danh tiếng sản phẩm của riêng mình. Rượu Phú Lộc hiện nay đang có điều kiện phát triển và có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh, nhất là các cửa hàng khách sạn.(sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười