Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

1/7/08

Du lịch Hải Dương


Hải Dương

là một trong những cái nôi của nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá về du lịch với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa. vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân nước Việt như Trần Nguyên Đáng, Nguyễn Trãi, Mạc Đỉnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh và lớn lên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác. Đây cũng chính là mảnh đất đã tạo nên làng nghề truyền thống với những sản phẩm tinh xảo đã từng nổi tiếng từ nhiều thế kỷ. Hải Dương với đặc sản vải Thanh Hà đã có mặt hầu hết mọi miền trong cả nước. Hải Dương cũng chính là nơi có nền văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với các loại hình nghệ thuật: hát ca trù, hát chèo, hát xẩm... Về với Hải Dương, chúng ta trở về với những lễ hội truyền thống của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiêu biểu là các lễ hội:

Lễ hội Côn Sơn: Chùa Côn Sơn ở huyện Chí Linh, thờ Huyền Quang (Lý Đạo Tái) một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm và Nguyễn Trãi - nhà văn hóa lớn của Việt Nam thế kỷ 15, nhà quân sự, chính trị thiên tài của nghĩa quân Lam Sơn. Lễ hội mở vào ngày 18 đến 23 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm. Khách thập phương đến với lễ hội để tưởng niệm và vãn cảnh danh thắng.

Hội đền Kiếp Bạc: Lễ hội đền Kiếp Bạc diễn ra hàng năm từ ngày 18 - 20 tháng 8 âm lịch tại đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí linh. Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt xuất thời Trần, tài đức song toàn. Lễ hội gồm có lễ rước, diễn thủy binh trên sông Lục Đầu. Khách hội về dự rất đông vừa để vãn cảnh, vừa để tham dự ngày giỗ của tướng quân Trần Hưng Đạo.
Bến Bình Than: Tên một bến sông trên Lục Đầu Giang thuộc làng Trần Xá, huyện Chí Linh. Đây là di tích nổi tiếng, gắn liền với sự kiện lịch sử. Vào năm 1282, khi nhà Nguyên Mông sắp cử đại binh sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó vua Trần Nhân Tông bèn ngự ra bến Bình Than họp các vương hầu và trăm quan bàn cách giữ nước. Đây là hội nghị rất quan trọng, thường được nhắc đến trong lịch sử dân tộc.
Khu Kính Chủ An Phụ: Từ Hà Nội theo quốc lộ 5 qua cầu Phú Lương, qua Phà Thái sẽ tới khu danh thắng này. Khu danh thắng nằm trên dãy núi Dương Nham, như hòn non bộ khổng lồ giữa sóng lúa mênh mang của thung lũng Kinh Thầy. Dãy núi Dương Nham có nhiều hang động kỳ thú như động Kính Chủ, Hang Vang, hang Luồng, hang Trâu... trong đó động Kính Chủ được gọi là "Nam thiên đệ lục động".
Làng Cò: Làng Cò thuộc xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện. Gọi là Làng Cò vì làng có một đảo nhỏ nằm giữa hồ vực rộng mênh mông với hàng vạn con cò về đây trú ngụ, xây tổ. Trên đảo có 9 loại cò: cò trắng, cò lửa, cò bộ, cò ruồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc. Ngoài ra trên đảo còn có tới ba bốn ngàn con vạc và các loại chim quí hiếm như bồ nông, mòng két, le le... cùng trú ngụ ở nơi đây. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai vào lúc "giao ca" thú vị giữa cò và vạc trong cuộc mưu sinh hàng ngày.
Khu danh thắng Phượng Hoàng: Khu danh thắng thuộc xã Văn An, huyện Chí linh. Phượng Hoàng là khu danh thắng có rừng thông bát ngát, suối trong róc rách, núi đá lô xô, chùa tháp cổ kính. Khu danh thắng này có tới 72 ngọn núi ngoạn mục, có mộ và đền thờ Chu Văn An, một người thầy tiêu biểu cho tài cao đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Miết Trí, Giếng Soi... Khu danh thắng này rất thích hợp cho loại hình du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, thăm di tích lịch sử.

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười