Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

12/8/10

Chính quyền vạ lây vì Vinashin

Khu công nghiệp Lai Vu

Việc dự án không được triển khai không chỉ làm cho địa phương mất đi hàng trăm ha đất, mà còn khiến niềm tin của dân với chính quyền bị giảm sút trầm trọng.

“Gần như lần tiếp xúc cử tri nào chúng tôi cũng bị “truy vấn”, khổ là mình không thể nào trả lời được với dân”, một lãnh đạo địa phương nơi có dự án bị bỏ hoang của Vinashin bộc bạch.

Điều đáng nói là khi dự án được khởi công, lễ động thổ diễn ra hoành tráng bao nhiêu, đem lại niềm hy vọng cho cả chính quyền và người dân bao nhiêu thì đến thời điểm này, sau nhiều năm, mọi việc được Vinashin “vẽ” ra hầu hết vẫn chỉ nằm trên giấy.

Hoang vu KCN Lai Vu

KCN tàu thủy Lai Vu có quy mô hơn 212 ha, nằm trên địa bàn xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương (cách Hà Nội 50km, cách Cảng Hải Phòng 38 km), do Vinashin làm chủ đầu tư và giao cho Công ty TNHH một thành viên Vinashin Shinco quản lý, khai thác.

Với vốn đầu tư 700 tỷ đồng, khởi công từ năm 2004, dự án được nhiều người kỳ vọng là một địa điểm đầu tư chiến lược của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, với 16 dự án thứ cấp sẽ được hoàn thành toàn bộ hạ tầng vào năm 2008. Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ có khoảng 10.000 người dân địa phương được tạo công ăn việc làm.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, trên phần lớn diện tích của dự án, cỏ đã mọc cao ngang thân người và đang được một số người dân địa phương sử dụng để… chăn thả gia súc. Rất sốt ruột với việc chậm trễ này, tỉnh đã nhiều lần đốc thúc chủ đầu tư, song mọi chuyện vẫn “đâu ở yên đó”.

Theo UBND xã Lai Vu, dự án KCN Lai Vu đã lấy đi phần lớn đất nông nghiệp của xã Lai Vu. Cả xã có 7 đội thì chỉ còn 2 đội (đội 6 và đội 7) là người dân còn lại chút đất nông nghiệp để sản xuất. Các đội còn lại, 100% ruộng đất của nông dân bị giải tỏa làm khu công nghiệp.

“Khi triển khai dự án, họ hứa sẽ cho con em địa phương vào làm trong các nhà máy, xí nghiệp. Tuy nhiên, gần 7 năm qua lời hứa đó chưa được thực hiện, trong khi dân thì mất hết đất sản xuất”, một lãnh đạo UBND xã cho hay.

Chính quyền khó xử

Nếu theo đúng kế hoạch thì đến nay, tại khu vực xã Vàm Láng và Gia Thuận huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang phải xuất hiện một dự án công nghiệp thuộc loại lớn nhất của tỉnh: Dự án KCN Tàu thủy Soài Rạp, do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Công nghiệp Tàu thủy Phía Nam (thuộc Vinashin) làm chủ đầu tư.

Thế nhưng, ngược lại với những háo hức ban đầu của người dân và chính quyền địa phương, dự án có quy mô gần 600 ha vẫn chỉ là một bãi đất hoang tàn. Được khởi công từ năm 2006, giai đoạn 1 của dự án (250 ha) đến nay mới chỉ san lấp mặt bằng được 220 ha và hiện đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

Trước thực tế này, UBND tỉnh đã nhiều lần đã có công văn đốc thúc chủ đầu tư, thậm chí kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi thỏa thuận đầu tư KCN Tàu thủy Soài Rạp với Tập đoàn Vinashin. Chủ tịch Tập đoàn Vinashin sau đó có buổi làm việc với tỉnh và bày tỏ quyết tâm hoàn tất các thủ tục, nhanh chóng triển khai dự án. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn không hề thay đổi.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông buồn bã nói: “Huyện không chỉ mất đi 285 ha đất, mà cái mất lớn nhất chính là niềm tin của dân với chính quyền bị giảm sút tầm trọng”.

Theo ông Nghĩa, hồi triển khai dự án, huyện đã tập trung gần như toàn bộ nguồn lực để vận động người dân hy sinh quyền lợi cá nhân để địa phương có quỹ đất phát triển công nghiệp. Thế nhưng đến nay, dự án này vẫn “án binh bất động”.

“Gần như lần tiếp xúc cử tri nào chúng tôi cũng bị “truy vấn”, khổ là mình không thể nào trả lời được với dân”, ông Nghĩa ngao ngán.

Theo ông, nếu Vinashin không triển khai dự án thì phần đất này buộc phải chuyển cho đơn vị khác. Khi đó, người dân sẽ quay lại khiếu kiện để tiếp tục đòi tiền bồi thường, bởi giá bồi thường giải tỏa thời điểm năm 2006 của 285 ha chỉ ở mức 28 tỷ đồng, trong khi hiện giá đất liền kề ở khu vực sông Xoài Rạp hiện là 1,4 tỷ đồng/ha.

“Nếu thực tế này xảy ra thì sẽ rất khó cho chính quyền. Đây thật sự là một thách thức lớn cho chúng tôi”, ông Nghĩa nói.
Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười