Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

21/3/11

Kim Thành xây dựng nông thôn mới

Tính từng tiêu chí cụ thể, tất cả 20 xã của Kim Thành đã đạt được 6 tiêu chí nông thôn mới, bao gồm: hệ thống giao thông, điện, bưu điện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, cơ cấu lao động.

Phát triển tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ là động lực để xã Cổ Dũng xây dựng nông thôn mới.
Trong ảnh: Cơ sở chế biến gỗ mỹ nghệ của anh Nguyễn Khắc Vần ở thôn Bắc tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động

Kinh nghiệm của một xã điển hình

Bộ mặt nông thôn xã Cổ Dũng ngày càng khởi sắc. Trong 5 năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được tập trung xây dựng, đặc biệt là trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, đường giao thông nội đồng. Quan điểm của Đảng bộ, chính quyền xã là chọn những công trình phúc lợi cần thiết, hữu ích nhất, đáp ứng nhu cầu đông đảo người dân để tập trung đầu tư.

Đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng, chính quyền xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn, thuê đất, mượn đất để phát triển dịch vụ, tiểu, thủ công nghiệp, nông nghiệp. Đến cuối năm 2010, toàn xã Cổ Dũng có hơn 100 chiếc xe ô-tô các loại để kinh doanh dịch vụ vận tải. 10 hộ có kinh tế giàu đã mua được ô-tô con.  Nghề mộc truyền thống ở thôn Bắc tiếp tục phát triển, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Trong nông nghiệp, nông dân đã đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đưa các giống lúa lai, lúa chất lượng cao vào sản xuất. Nhiều diện tích luân canh rau màu quanh năm. Một phần diện tích bãi trũng, cấy lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi thủy sản cho hiệu quả kinh tế khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng tiểu, thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm. Năm 2010, cơ cấu kinh tế của xã là: nông nghiệp 36% - tiểu, thủ công nghiệp, xây dựng 23,5% - kinh doanh, dịch vụ 40,5% (năm 2004: nông nghiệp 53,5% - tiểu, thủ công nghiệp, xây dựng 22% - dịch vụ 24,5%). Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2010 đạt 78 tỷ đồng, gấp 2,1 lần; thu nhập bình quân đầu người đạt 12,1 triệu đồng/người/năm, tăng 5,8 triệu đồng so với năm 2005. Các hoạt động văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Đảng bộ xã nhiều năm liền đạt vững mạnh cấp huyện và tỉnh.

Theo khảo sát sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Thành, xã Cổ Dũng đã đạt 12 tiêu chí nông thôn mới (NTM), đó là: hệ thống giao thông, điện, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội.
Nhiều ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc hiện đại ở làng hoa Phú Tải, xã Kim Đính (Kim Thành)
Ảnh: Thành Chung
Để đạt những thành tựu quan trọng làm cho bộ mặt nông thôn xã Cổ Dũng ngày càng khởi sắc, Đảng ủy và chính quyền xã đã có những kinh nghiệm gì trong chỉ đạo và thực hiện? Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Danh Phong, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Các chủ trương, nghị quyết liên quan đến phát triển nông thôn phải dựa trên nguyện vọng của người dân, gắn với sự trợ giúp một phần của Nhà nước. Cần tạo ra sự đồng thuận giữa Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện các chính sách, có như vậy mới huy động được sức mạnh của người dân tham gia phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Muốn người dân đồng lòng tham gia thì phải thực hiện tốt Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Mỗi chủ trương, chính sách phải được “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Mặt khác, hệ thống chính trị cần làm tốt công tác dân vận để động viên nhân dân tham gia tích cực”. Thực tế ở Cổ Dũng, việc huy động sức dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa, xã hội được thực hiện tốt. Trong việc đầu tư, xây dựng trường mầm non, trường tiểu học và nghĩa trang liệt sĩ ở xã, số tiền nhân dân tham gia đóng góp đạt hơn 1 tỷ đồng. Đối với các công trình hạ tầng ở quy mô thôn, vốn người dân bỏ ra để xây dựng chiếm phần lớn, còn lại vốn Nhà nước hỗ trợ chỉ có một phần nhỏ có tính chất động viên, khuyến khích. Ở Cổ Dũng, những công trình có sự huy động nguồn lực của nhân dân thì thường hoàn thành sớm, quyết toán nhanh, bởi người dân coi đó là công việc của mình.

Khó khăn về quy hoạch và cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, huyện Kim Thành tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2005 so với năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 46,4% xuống 33% và tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng từ 22,7% lên 37,3%. Thành tựu nổi bật nhất trong 5 năm vừa qua của huyện là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế nông thôn.

Trong đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện chú trọng xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, đường điện, thủy lợi. Ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được đẩy mạnh. Trong 5 năm (2005-2010), toàn huyện đã chuyển đổi 300ha đất trũng, cấy lúa bấp bênh sang nuôi thủy sản và hình thành thêm hơn 100 trang trại. Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện từng bước xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng. Kim Thành là một trong những huyện có diện tích lúa lai cao nhất tỉnh. Vùng chuyên canh rau màu ở các xã khu C cho giá trị sản xuất đạt 150 - 200 triệu đồng/ha/năm, với hệ số sử dụng đất đạt 3,9 lần/năm. Công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển khá. Huyện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên địa bàn, ưu tiên thu hút đầu tư đối với lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Đến năm 2010, toàn huyện có 5 khu, cụm công nghiệp và 11 điểm công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp. Tiểu, thủ công nghiệp phát triển đa dạng về ngành nghề và hình thức sản xuất. Huyện hiện có hơn 3.000 cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, tập trung ở lĩnh vực khai thác, cơ khí, chế biến, dệt may, đóng tàu.

Theo khảo sát sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 32 xã đạt 10-13 tiêu chí NTM (Bộ tiêu chí quốc gia về NTM gồm 19 tiêu chí). Riêng huyện Kim Thành đã có 13 xã đạt 10-13 tiêu chí này. Đặc biệt, xã Kim Anh là địa phương duy nhất của tỉnh đạt được 13 tiêu chí NTM. Tính từng tiêu chí cụ thể, tất cả 20 xã trong huyện đã đạt được 6 tiêu chí NTM, bao gồm: hệ thống giao thông, điện, bưu điện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, cơ cấu lao động. Trong đó, tiêu chí về cơ cấu lao động thường rất khó đạt được nhưng toàn bộ 20 xã đều bảo đảm tiêu chuẩn NTM.

Hiện nay, Kim Thành đã chọn 5 xã để triển khai xây dựng NTM giai đoạn 1 (2011-2015), bao gồm: Kim Anh, Kim Xuyên, Đồng Gia, Cổ Dũng, Cộng Hòa. Các xã này đều có nhiều tiêu chí đã đạt theo Bộ tiêu chí NTM quốc gia.

Những thành tựu quan trọng trên sẽ tạo đà để Kim Thành vững bước xây dựng NTM theo tiêu chí quốc gia. Tuy vậy, những khó khăn trong việc xây dựng NTM cũng không nhỏ. Theo ông Lê Ngọc Sang, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Thành, những khó khăn trong việc xây dựng NTM hiện nay là quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa ở các xã khu C; thiếu vốn để đầu tư, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và hệ thống giao thông còn bất cập. Chính vì thế, việc xây dựng NTM tới đây, huyện sẽ tập trung đầu tư xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn theo ông Phạm Viết Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, những khó khăn đối với việc xây dựng NTM hiện nay là nhận thức của không ít cán bộ còn “lơ mơ” về nông thôn mới, nhiều người không hiểu NTM là gì, xây dựng NTM như thế nào. Ngoài ra, nguồn vốn xây dựng NTM cho 1 xã cũng rất lớn. Việc khảo sát thực trạng nông thôn thời gian vừa qua chưa cụ thể nên khó cho việc hoạch định các chính sách phát triển.

NINH TUÂN (Báo hải Dương)

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười