Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

25/9/08

Các nhân tài văn, võ xưa ở Kim Thành, Hải Dương.



I. LỜI DẪN NHẬP.
Các sách địa dư cổ của nước ta xưa, như Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, Lịch Triều Hiến Chương, Địa Dư Chí; Phương Đình Địa Dư Chí; Đại Nam Nhất Thống Chí và đất nước VN qua các đời (của Đào Duy Anh) đều cho biết: huyện Kim Thành ở Hải Dương, là trước đời Hồng Đức (1470) trở về thời Bắc thuộc, có tên là huyện Cổ Phí hay huyện Phí Gia. Như thế, chỉ từ đời vua Lê Thánh Tông đến nay, mới có tên là huyện Kim Thành. Thời họ Khúc dấy nghiệp và đời nhà Ngô (từ Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ đến Tiền Ngô Vương (Quyền) và Hậu Ngô Nam Tấn Vương, Thiên Sách Vương thế kỷ 9 đến thế kỷ thứ 10, còn có tên là TRÀ HƯƠNG, rồi PHÍ GIA TRANG nữa.
Hiện nay, huyện Kim Thành bị thu hẹp lại nhiều, mất một số thôn xã cho huyện Kiến Thụy, An Lão và thành phố Hải Phòng do các chính quyền từ thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc, thời VNDCCH, thời xã hội CN, đã thay đổi di chuyển địa giới một cách vô ý thức, vô tội vạ, không tôn trọng tính truyền thống lịch sử. Đó là tình trạng chung của cả nước ta trong hơn 150 năm qua, nhất là 60 năm trở lại đây. Làm cho học sinh , sinh viên, nhà giáo, nhà báo và các nhà nghiên cứu sử địa, nhân văn VN bị rối loạn, “điên cái đầu” về các địa danh cũ, mới, đem thôn xã nọ nhập vào huyện kia, mang xã này nhập vào xã khác. Vì thế chúng tôi khi viết về huyện Kim Thành xưa phải dựa vào sách cổ đầu thời Gia Long (1807-1812): CÁC TRẤN, HUYỆN, TỔNG, XÃ DANH BỊ LÃM mà khảo cứu và viết bài này.
Sách đó cho biết rằng: “Huyện KIM THÀNH ở phía Đông tỉnh Hải Dương, thuộc phủ Kim Môn. Huyện có 11 tổng, 80 xã, thôn, phường”, là con số thống kê đầu thế kỷ 19 (1800-1819). Đến trước năm 1945, con số xã thôn gia tăng hơn thế. Và từ 1955 đến 1998 thu hẹp con số lại, vì xáp nhập nhiều xã cũ thành 1 xã mới, đổi tên lạ hoắc! Nhưng các thôn, xóm lại gia tăng, đa số tên thôn cũ, làng xưa vẫn giữ như trước 1945, khoảng 70% thôi. Còn 30% tên làng cũ cũng biến mất tên và mang 1 tên khác lạ tai!
Theo sách Bản Đồ Hành CHính VN (in năm 2002, NXB/Bản đồ/TP.HCM) trang 24, tỉnh Hải Dương có 1 thành phố và 11 huyện. Riêng huyện Kim Thành có diện tích: 112.9 km2 (gần 113 cây số vuông), gồm 20 xã lớn (mới), dân số cả huyện này là 121.000 người (đến nay có thể tăng đến 160000 người hoặc hơn), phía Tây giáp huyện Thanh Hà, phía Bắc giáp huyện Kinh Môn, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam cũng giáp huyện An Lão (Hải Phòng). Quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng đi ngang qua phía Bắc huyện Kim Thành. Xưa nay là một huyện tương đối trù phú, sang túc.
II. DANH SÁCH CÁC NHÂN TÀI XƯA của Huyện Phú Gia-Kim Thành.
1.Nhân vật làm Thủ Sứ Giao Châu, tức nước ta thời Bắc thuộc có tên là PHÍ YỂM, thời Nam Bắc triều bên Trung Quốc thế kỷ thứ 5. Ông này được vua Bắc Tống cử sang Giao Châu cai trị năm Bính Thân (456) trong 8, 9 năm (456-465). Sau, nhà Bắc Tống (Lục Triều) mất, ông Phí Yêm không về Trung Quốc mà ở lại nước Nam ta lập nghiệp, định cư ở huyện Vọng Hải hay Hải Bình? Có lẽ là vùng Kim Thành, Kiến Thụy, Hải Phòng này? Bây giờ thuộc Quận Giao Chỉ và vốn là vùng đất gần kề biển, cách đây hơn 1550 năm, còn hoang vu đất phù sa tân bồi khá mầu mỡ (có lẽ chưa có vùng đất cảng Hải Phòng và 1 phần huyện Thủy Đường (Nguyên) mà cửa biển mới còn ở chỗ phà Rừng-Đông Triều-cửa Bạch Đằng Giang? Chưa có cả huyện An Hải nay và luôn cả huyện Kiến An cùng phía đông sông Kiến Thụy?). Vì vùng đất nay là huyện Kim Thành, An Lão, Kinh Môn thuở xưa, thế kỷ thứ 5 còn hoang sơ nên ông Phí Yêm đã cắm đất từ sông Kinh Môn xuống sông Rang ra cửa biển Văn Úc ở An Lão, rộng mấy ngàn mẫu ta (vài chục km vuông) để làm trang trại canh tác. Đặt tên là Phí Gia Trang, có con cháu và gia nô gần nghìn người đều mang họ Phí. Vì thế, các quan Thái thú nhà Đường về sau (618-907) thấy vùng đất đó có nhiều dân cư mang họ Phí sống ở đó, bèn đặt tên là huyện Phí Gia từ thế kỷ thứ 7. Sau huyện này càng mở rộng lên huyện Kinh Môn và xuống huyện An Dương, rộng hơn huyện Kim Thành hiện nay. Đời Hồng Đức, năm 1472, vua Thánh Tông cho đổi tên Cổ Phí do nhà Minh xâm lược đặt thay cho huyện Phí Gia vốn có từ trước, thành ra huyện Kim Thành, đến nay tên gọi này đã được 536 năm (1472-2008).
Ông Phí Yêm có lẽ là 1 viên quan đô hộ tử tế, nhân hậu? Vì suốt 9 năm tại chức Thứ Sử Giao Châu, không hề có loạn lạc bất ổn. Cổ Sử Tàu và Việt xưa đều không phê phán tư cách ông, cũng không nô tả các cuộc nổi loạn nào chống chính quyền đô hộ của ông. Tương truyền cụ Phí Yêm thọ hơn 70 tuổi, mất vào cuối thế kỷ thứ 5 ở Phí Gia Trang. Nhân dân sở tại nhớ ơn cụ, đã lập miếu thờ. Về sau, thành một vị phúc Thần Thành Hoàng nơi đó, hương khói hàng năm không quên, đến tận cuối năm 1946 khi chiến tranh Việt Pháp tàn khốc phá hủy đình miếu tả cụ Phí Yêm tôn thần. Sau cải cách ruộng đất tai hại, người ta san phẳng mộ cụ và di tích còn lại ở phí xá Phú Nội, Đồng Gia ở tổng Phí Gia huyện Kim Thành. Đời sau, coi nhân vật PHÍ YÊM là người khai canh, khai cư, tiên Hiền đầu tiên ở Kim Thành vậy (thế kỷ 5).
2.Tiến sĩ NGUYỄN TRUÂN (sinh năm 1493)
Nguyên quán xã Trung Hành huyện An Dương. Nay là thôn Trung Hành, xã Đằng Lâm, huyện An Hải, Tp. Hải Phòng (lối xa lộ cao tốc đi phi trường Cát Bi). Nhưng ông Truân sống ở xã Hà Nội, tổng Hà Nội, huyện Kim Thành là chính. Có sách phiên âm ông tên Nguyễn Đồn là sai! Năm ông 28 tuổi đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến SĨ X. Thân khoa thi Đình Bính Tuất (1466), niên hiệu Quang Thuận thứ 7 đời vua Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Hữu Thị Lang.
3.Tiến sĩ Hoàng Giáp PHẠM HẠO.
Quê quán ở xã Quỳnh Khê, huyện Kim Thành (tổng Cam Đường). Nay là thôn Quỳnh Khê, xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Ông là hậu duệ của Phạm Mại đời Trần là mộ quan lớn có tiếng tăm. Ông còn là ông nội của tiến sĩ Quận Công, Thái Bản Phạm Gia Mô (đời Lê tàn Mạc thịnh), bạn đồng tâm với vua Mạc Thái Tổ Đăng Dung, quê ở làng Lê Xá, huyện Nghi Dương gần Kim Thành. Ông Phạm hạo này đỗ Đệ Nhị Giáp Tiến Sĩ khoa Đinh Mùi (1487), năm Hồng Đức 18. Làm quan đến Thượng thư.
4.Tiến sĩ LƯU DỊCH.
Quê quán ông ở xã Nại Châu, huyện Kim Thành, Hải Dương trấn. Năm ông 28 tuổi đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sĩ xuất thân khoa Canh Tuất (1490. Ông nổi tiếng hay chữ, có tài làm thơ, vua Lê Thánh Tông cho làm thành viên văn hội Tao Đàn nổi tiếng. Ông làm quan đến chức Hàn Lâm Viện Hiệu Thảo.
5.Tiến sĩ Hoàng Giáp PHẠM CẢNH LƯƠNG.
Quê ở xã Bất Náo, tổng Bát Náo, huyện Kim Thành. Nay là thôn Bát Náo, xã Kim Anh, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Ông xuất sắc đỗ Đệ Nhị giáp Tiến Sĩ khoa Bính Thìn (1496) đời Lê Thánh Tông. Sách Đăng Khoa chép thiếu tên ông, nhưng bia đá trong Văn Miếu Thăng Long có tên ông đứng thứ 10/30. (Khoa này 1496, thi Hội trúng cách 43 người vào thi Đình, vua Thánh Tông Hồng Đức đích thân làm chủ khảo, xem mặt và vấn đáp trực tiếp với vua. Vua chỉ chọn lấy 30 Tiến sĩ. Đáng tiếc có ông Vũ Văn Uyên đã đỗ thứ 2 khoa thi Hội, vào thi Đình, vua chấm đánh hỏng hết, sử không kể rõ). Không rõ ông Nghè Cảnh Lương này làm quan đến chức gì?
6.Tiến sĩ VŨ PHÚC KIÊM.
Quê quán ở xã Nại Xuyên, huyện Kim Thành, trấn Hải Dương. Ông đỗ Đệ Tam giáp tiến sĩ khoa Ất Sửu (1505) đời Lê Uy Mục. Làm chức Đề Hình Giám Sát Ngự Sự. Không rõ con cháu cụ ra sao? Mà từ cụ Vũ Phúc Kiêm đỗ tới nay đã hơn 500 năm (1505-2008), thấy có một ông cụ tên Vũ Văn Miết ở Kim Thành, Hải Dương (thôn Nguyễn Bạo, xã Đại Đức, diện thoại (0320)725681) đã nhờ ông Vũ Văn Nhạ, truy tìm tông tích dòng họ Vũ Phúc ở Nam Định, cách nay 300 năm = 13 đời, có 2 cụ Vũ Pháp Tường và Vũ phúc Biên, từ Nam Định đi lánh nạn ở làng Nại Thượng, tổng Nại Xuyên, huyện Kim Thành, Hải Dương. Cụ Phúc Biên lập gia đình sinh ra ông Vũ phúc Quỳnh. Ông Quỳnh sinh 6 con trai: Vũ Công Lượng, Đức Nhuận, Thế Chuẩn, Trọng Vượng, TRọng Xuân, Công Hậu. Sáu người con trai đó có 6 ngành họ Vũ đang tồn tại 10 thế hệ đến nay, con cháu khoảng hơn nghìn người. Ai biết chi họ Vũ này ở Nam Định nay là thôn xã nào, liên hệ với cụ Vũ Văn Miết để tìm gặp nhận họ (Bảng thông tin dòng họ Vũ Nam Định số 1-2008, trang chót, 22). Như thế dòng họ Vũ của cụ miết ở Kim Thành chỉ có 300 năm từ Sơn Nam Hạ (tức Nam Định) nghãi là khoảng năm 1700 trở lại đây thôi. Còn dòng họ cụ Tiến sĩ VŨ PHÚC KHIÊM (đỗ năm 1505) sớm hơn 2 cụ Tổ đầu tiên của họ Vũ nhà cụ Miết (Pháp Tường và Vũ Phúc Biên) đến hơn 200 năm. Nhưng trùng hợp ở chỗ cùng mang họ “VŨ PHÚC” giống nhau là 1 thắc mắc của người nghiên cứu đã phải nghi vấn? Mà chưa chắc cụ Vũ Văn Miết đã biết làng xã Nại Xuyên ngày xưa có 1 vị Tiến sĩ làm đến chức Ngự Sử (từ 1512-1520) như đã nêu danh ông Nghè triều Lê đó ở trên? Không hiểu có họ hàng tông tích gì với nhau không?
7.Tiến sĩ PHẠM GIA MÔ (sinh năm 1476).
Từ đời cha ông Gia Mô đã thiên cư đến ở làng Lê xá, huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương lập nghệp. Như ở phần trên đã giới thiệu về cụ Nghè Hoàng Giáp Phạm Hạo (đỗ năm 1487) quê ở xã Quỳnh Khê, Kim Thành, Hải Dương là ông nội của tiến sĩ Phạm Gia Mô gốc người huyện Kim Thành. Ông Gia Mô lúc 39 tuổi đỗ Tam Giáp tiến sĩ khoa Ất Sửu (1505). Làm quan với nhà Lê đang suy tàn (Uy Mục, Tương Dực, Chiêu tông và Cung Hoàng từ 1506-1527) đến chức Thượng Thư, Bình Chương Quân Quốc Sự (như Thủ Tướng ngày nay, Thái tể xưa), Hàm Thái Sư. Sau ông phò vua Mạc Đăng Dung, Đăng Doanh (1527-1540) được ban tước Hải Quốc Công, chức Tể Tướng nhà Mạc, được mở phủ Đệ (dinh Thái Tể) riêng, ngang hàng tước vương, quyền lực lớn vua Mạc nể nang vì ông có công, cùng Quốc Công, Thượng Thư Vũ Hộ giúp nhà Mạc lấy được ngai vàng nhà Lê. Con, cháu, chắt ông hiển đạt suốt 65 năm nhà Mạc làm đế vương ở Bắc bộ nước Đại Việt (1527-1592). Nhưng khi nhà Lê Trịnh trung hưng hậu duệ cụ Nghè Phạm Hạo (Cao) và Phạm Gia Mô bị trả thù bỏ trốn tứ tán.
8.Tiến sĩ LÊ ĐÌNH TRẬT (sinh năm 1463) 46 tuổi mới đỗ.
Quê quán ông ở làng Chiêu Độ, tổng Phù Tải, huyện Kim Thành, trấn Hải Dương. Nay đổi tên xã mới gì không rõ? Vẫn ở Kim Thành. Ông đỗ Hoàng Giáp Đệ Nhị Giáp Tiến Sĩ xuất thân, thứ 17/54, ông “vinh qui bái tổ”khoa Mậu Thìn (1508) đời Lê Uy Mục, Đoan Khánh 84. Làm quan Giám Sát Ngự Sử.
9.Tiến sĩ NGUYỄN ĐẮC LỘ.
Quê cũng ở làng Chiêu Độ như ông Hoàng Giáp Trật ở trên.Ông Đắc Lộ đỗ Đệ Tam Giáp Tiến Sĩ cùng khoa Mậu Thìn (1508) như ông Nghè Trật. Làm quan đến chức Hộ Bộ Tả Thị Lang. Như thế chỉ trong 1 xã đã có 2 ông Tiến sĩ đồng khoa, đồng hương, kể cũng hiếm thời Lê sơ.
10.Tiến sĩ NGUYỄN VĂN ĐÀM.
Cũng có quê quán là làng Chiêu Độ, huyện Kim Thành như hai ông Tiến Sĩ trên. Ông Nghè ĐÀM này đỗ Đệ Tam Giáp Tiến Sĩ khoa Tân Mùi (1511) đời vua Lê Tương Dực. Làm quan đến chức Hàn Lâm Viện Đại Học Sĩ. Con trai ông là NGUYỄN ĐỊCH HUẤN về sau cũng đỗ Tiến sĩ.
Như thế chỉ trong 3 năm (1508-1511) xã Chiêu Độ đã có đến ba ông Tiến Sĩ, thật hiếm có?
11.Tiến sĩ NGUYỄN ĐỊCH HUẤN.
Là người làng Chiêu Độ, Kim Thành, cũng là con trai ông Nghè Đàm ở trên. Ông Địch Huấn đỗ Đệ Tam Giáp Tiến Sĩ khoa Canh Thìn niên hiệu Quang Thiệu 5 (1520) đời Lê Chiêu Tông. Làm quan Thị Lang cho nhà Lê suy tàn, rồi làm quan Hiến Sát Sứ, Tả Thị Lang cho nhà Mạc. Lúc mất đời vua Mạc Mậu Hợp được trung tặng chức Thương Thư. Như vậy, làng Chiêu Độ đến năm 1520 đã có 4 tiến sĩ trong 12 năm.
12.Hoàng giáp Tiến Sĩ PHẠM HOÀNH TÀI (sinh năm 1530).
Quê ông Hoành Tài ở xã Thượng Đỗ, tổng Lai Vu, Kim Thành. Nay là thôn Thượng Đỗ, xã Thượng Vũ, huyện Kim Thành, Hải Dương tỉnh. Năm ông 36 tuổi đỗ Nhị Giáp Tiến Sĩ Á Nguyên (2/16) khoa Ất Sửu (1565) đời vua Mạc Mậu Hợp. Làm quan chức Tự Khanh kiêm Đông Các Đại Học Sĩ.
13.Tiến sĩ VŨ KIỀU (sinh năm 1695).
Là người xã Ngọ Dương, huyện Kim Thành, Hải Dương। Năm 27 tuổi đỗ Tam Giáp Tiến Sĩ khoa Tân Sửu (1721) đời Lê Dụ Tông (chúa Trịnh Cương). Về sau làm quan đến chức Thừa Chính Sứ. Lúc mất được truy tặng Hình Bộ Hữu Thị Lang.
Vũ Hiệp (biên khảo)

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười