Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

23/9/08

Ông tổ nghề khắc mộc bản in kinh sách ở Việt Nam

Thời vua Lê Thánh Tông (1432-1442).Ông Lương Như Hộc đã được sắc phong :Đệ nhất giáp Tiến sĩ Cập đệ Hoa Khôi Thám Hoa.Cuộc thi này do chính Nguyễn Trãi chấm thi ông là người văn võ toàn tài, từng giữ chức bộ binh thương thư,kiêm Đô ngự sử chức Thái bộc Tự khanh Đông các Đại học sỹ.Từ năm 1443 đến 1459, ông hai lần đi sứ Trung Quốc và được phong hiệu Lưỡng Khâm Sứ.Chức vụ của ông kiêm cả ba bộ lúc bấy giờ.

Ông Lương Như Hộc người làng Hồng Lục còn gọi là làng Hồng Liễu,gồm Thanh Liễu,Liễu Tràng,Khuê Liễu,trước kia thuộc tổng Thạch Khôi,phủ Gia Lộc,Hải Dương.Ba lần đi sứ sang Trung Quốc,ông nhanh nhạy học được nghề khắc một bản in để sách ở bên ấy.Khi nắm được cách làm mộc bản in sách rồi,về nước ông truyền dạy lại cho dân làng quê hương ông cách chọn gỗ,khắc gỗ cách thức in ấn pha mực pha màu …chẳng bao lâu,với óc sáng tạo,bàn tay khóe léo tỉ mỉ cần mẫn,người làng Hồng Liễu đã khắc được bản in và đã in ấn được hàng loạt sách.Tại kinh đô,vua Lê Thánh Tông ban lệnh triệu tập người làng Hồng Liễu lên kinh đô làm việc khắc mộc bản in kinh sách cho triều đình .Thời Hồng Đức thế kỷ XV,văn hóa đang phát triển mạnh,trước chỉ chép tay,chẳng được la bao,nay có ban khắc gỗ,cứ việc in ấn,in ra từng tập từng loạt,in sách nhiều vô kể chính vì vậy những áng văn thơ hay thời Hồng Đức in ấn nhiều,được ban hành rộng rãi khắp nơi.Chính ông Lương Như Hộc là người có công mở mang ra kỷ nguyên mới về nền văn hóa của đất nước ta hồi ấy,in ấn truyền bá kinh sách

Trong ba làng thì làng Liễu Tràng phát huy hơn cả nghề khắc mộc bản in ấn.Phố Hàng Gai Thăng Long hầu như là toàn người làng Liễu Tràng lên lập nghiệp,cả phụ nữ cùng tham gia đông đảo,nam khắc nữ in kéo cắt.Kinh đô là nơi thịnh hành nghề khắc mộc bản in nên dân làng Hồng Liễu đời này đời khác kéo nhau lên rất đông,đến nỗi nghề nông trước là chính,thì thời nay là phụ (làng vốn ít ruộng ).Ở kinh đô thời Hồng Đức,vua lấy đền Ngọc Sơn là nơi in ấn,dân Hồng Liễu làm việt như hội cả ngày, khắc đẽo in ấn ,sách thư,kinh thi,kinh kệ;kể cả khắc triện,dấu cho triều đình,quan lại trong cả nước nghề này phát triển rất nhanh cùng với sự ban hành đổi mới trong cả nước, khắp nơi phát triển nghề in,từ thô sơ đến cải tiến hiện đại.Những người giỏi tay nghề luôn truyền bá cho con cháu và những ai muốn học.Văn hóa xã hội cũng được phát triển nhanh từ nghề in ấn hiện hành.Mãi về sau ,thời Pháp thuộc mới có thêm nghề khắc dấu bằng đồng.Nghề khắc dấu cũng được người làng liễu tràng phát triển rộng ra.Ở thôn Liễu Tràng ngày nay còn thờ vị quan thời Lê có công truyền bá nghề khắc mộc bản in kinh sách:ông Lương Như Hộc .Những sắc phong của vua ban đang còn được lưu giữ cẩn thận trong nhà thờ tổ đến giờ .

Vốn gắn liền với nghề in sách,văn hóa,văn chương thơ phú nên dân làng Liễu Tràng có truyền thống học hành,tri thức đỗ đạt cao,thông minh tri tuệ hơn hẳn.Gia phả các dòng họ ghi được đến 17 đời.Tinh thần giáo dục truyền thống hiếu học ,truyền thống dòng họ rất cao.Có dòng họ như dòng họ Nguyễn(Liễu Tràng)có tới 40 người đỗ học vị,tiến sĩ,giáo sư,kỹ sư,bác sĩ,một điều thật hiếm ở làng quê Việt Nam.!

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười