Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

25/9/08

Nam Sách - Hải Dương nơi phát tích của họ Mạc



Nam Sách - Hải Dương nơi phát tích của họ Mạc. Thuỷ tổ của họ Mạc là lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Hiện đền Long Động : Còn có tên là Đền Sách, đền Lũng Động tại thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách thờ ba vị Đại khoa họ Mạc: Mạc Hiển Tích, Mạc Kính Quan thời Lý và lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần.
Nam Sách, tỉnh Hải Dương, còn có đình làng Thuỵ Trà thờ Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công), có công giúp Ngô Quyền làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938. Mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của nước nhà thoát khỏi 1000 năm đô hộ của giặc phương Bắc. Phạm Lệnh Công là người trung quân nghĩa sĩ bậc nhất nước nhà. Ông có công che chở cho Ngô Xương Ngập thoát khỏi tai hoạ và có công lập nên nhà Hậu Ngô Vương. Con ông và cháu ông đều là tướng giỏi, được người đời ca tụng và được ghi trong sử sách.
Nam Sách còn có đền thờ Đào Tuấn Lương, có công phù Lý Nam Đế đánh giặc Lương (TK VI). Ở Nam Sách còn có Chùa An Ninh:Tên tự là Vĩnh Khánh tự, dân gian gọi là chùa Trăm Gian , ở Vạn Lộng trang sau đổi thành làng An Ninh rồi An Đông thuộc xã An Bình .Chùa có từ thời Trần ,trùng tu vào thời Lê và Nguyễn, hiện còn 85 gian, 37 pho tượng gỗ, hàng trăm bản in kinh Phật và nhiều cổ vật có giá trị. Đây là một ngôi chùa lớn, kiến trúc còn khá hoàn chỉnh.
Ở thôn Vạn Niên, xã Mạn Nhuế, nay thuộc thị trấn Nam Sách; có đền thờ Nguyễn Quý Minh có công giữ nước thời Lê Thánh Tông .
Từ Vũ Thượng Đáp:ở phía tây thôn Thượng Đáp xã Nam Hồng ; thờ Ngô Hoán ,bảng nhãn khoa Canh Tuất (1490), một trong nhị thập bát tú của Hội Tao Đàn thời Lê Thánh Tông .
Tại Nam Sách có di tích khảo cổ học Chu Đậu : Là một trung tâm sản xuất gốm mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu ở thế kỷ XV-XVI, thuộc làng Chu Đậu, xã Thái Tân.
Nghè Đồn : Nôm gọi là nghè Đụn ở phía bắc thôn Đồn Bối, xã Nam Hồng; thờ Đào Công Dung là một trong 5 anh em họ Đào phù Hai Bà Trưng chống giặc giữ nước, sau khi qua đời được tôn làm Thành hoàng.
Theo "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, dưới thời phong kiến Việt nam ta có cả thảy 125 khoa thi với 127 đình nguyên và từ 127 đình nguyên này thì chỉ chọn có 47 Trạng nguyên, còn lại đều là bảng nhãn trở xuống.Trong 47 vị được chọn đỗ trạng nguyên thì có 8 vị là người Hải Dương trong đó 4 người quê Nam Sách gồm:
1. Trạng nguyên Trần Quốc Lặc (1256) người Uông Hạ, Minh Tân, Nam Nam Sách, Hải Dương.
2. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1304) người Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương.
3. Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh (1487) người Đồng Khê, An Lâm, Nam Nam Sách, Hải Dương.
4. Trạng nguyên Vũ Dương (1493) người Mao Nhuế, Thanh Lâm, Nam Sách, Hải Dương.

Nam Sách là một huyện của Hải Dương là tỉnh có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước, gắn bó với tên tuổi các danh nhân nổi tiếng Tỉnh Hải Dương đã qua nhiều tên gọi, dưới thời Hùng Vương, nước Văn Lang có 15 bộ, vùng đất Hải Dương thuộc bộ Dương Tuyền. Thời Bắc thuộc thuộc Hồng Châu, thời Trần đổi thành Hồng Lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (1397) đổi thành Hải Đông Lộ. Thời thuộc Minh (1407 - 1428) đổi thành phủ Nam Sách. Thời Lê (Lê Lợi) 1428 cả nước có 5 đạo, Hải Dương thuộc Đông Đạo. Thời Lê Thánh Tông - năm Quang Thuận thứ 7 (1466) gọi là Thừa tuyên Nam Sách. Năm 1469 gọi là trấn Hải Dương. Năm Minh Mạng 12 (1831) đặt là tỉnh Hải Dương. Hải Dương xưa, giáp sông Hồng, ở về phía Đông kinh thành Thăng Long nên thường được gọi là tỉnh Đông.
Nam Sách là một huyện của tỉnh Hải Dương, là tỉnh có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước, gắn bó với tên tuổi các danh nhân nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh (thời Trần), Nguyễn Trãi (thời Lê) với gần 500 Tiến sỹ nho học, là nơi hội tụ, lưu giữ nhiều di sản văn hoá.
- Toàn tỉnh có: 1098 di tích lịch sử văn hóa - danh thắng. Đến nay (2003) có 127 di tích xếp hạng quốc gia, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc xếp hạng đặc biệt quan trọng.
- 556 lễ hội truyền thống được khôi phục.
- Lễ hội qui mô quốc gia : Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc.
- 35 làng nghề truyền thống : Nổi tiếng là kim hoàn (vàng bạc) Châu Khê, Gốm Cậy (Bình Giang), chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), làng thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), làng dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hồng), khắc đá (Kính Chủ - Kinh Môn).
- Văn nghệ dân gian : Là một trong tứ chiếng chèo của vùng Đồng bằng sông Hồng, hiện toàn tỉnh có 191 đội chèo quần chúng, 3 đội múa rối nước, 8 đoàn xiếc tư nhân hoạt động theo hướng xã hội hóa. Trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ loại hình nghệ thuật hát đối (Gia Xuyên - Gia Lộc), hát trống quân (Tào Khê - Bình Giang).
- Ẩm Thực đặc sản : Bánh đậu xanh Hải Dương, bánh gai Ninh Giang, bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), chả, mắm rươi (Kim Thành, Kinh Môn), rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), gạo nếp cái hoa vàng (Kinh Môn), vải thiều (Thanh Hà).
- Thế mạnh văn hoá được phát huy trên một số lĩnh vực : Khai thác tiềm năng văn hoá du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống; trên địa bàn Kinh Môn, Chí Linh, duy trì được các phong trào văn hoá điển hình tích cực, xây dựng nếp sống lành mạnh như trong việc cưới, việc tang của Thanh Miện; giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp như Gia Lộc, Ninh Giang, Kim Thành.
Giai đoạn hiện đại Nam Sách có 22 xã, 1 thị trấn với diện tích: 132,7 Km2 - Dân số: 136.654 người. Nằm giáp TP Hải Dương và các huyện Chí Linh, Thanh Hà, Cẩm Giàng. Cơ cấu kinh tế: NN: 52%; CN - XD: 20%; dịch vụ: 28%. Vị trí địa lý thuận lợi được xác định là trục công nghiệp của tỉnh. Dọc theo các tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 183 có thể xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp với các ngành: chế biến nông sản, may giầy. Trước mắt xây dựng khu công nghiệp tập trung tại Tiền Trung. Trong khu hiện có nhà máy sản xuất bánh kẹo cao cấp Nghĩa Mỹ (Đài Loan), có trường cao đẳng nghề đào tạo công nhân kỹ thuật, trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp.Là vùng sản xuất lúa, hành, tỏi, dưa chuột, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm và cá. Có khả năng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: thêu, ren, gốm mỹ nghệ, ...
Huyện có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù có trình độ văn hoá, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về lao động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Nam sách được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang năm 1978. Có 8 người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Và hai lần được chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm.

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười