Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

14/4/09

Những nông dân “không đất cắm dùi”

Quyết định của tỉnh Hải Dương thu hồi hơn 2 triệu mét vuông đất nông nghiệp tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành để thành lập Cụm công nghiệp (CCN) Tàu thủy Hải Dương là câu chuyện lình xình kéo dài 3 năm nay. Liên quan đến chủ trương, giải phóng mặt bằng, đền bù… đúng sai thế nào, chúng tôi tạm thời chưa nói đến. Chỉ xin phản ảnh, sau 5 vụ người nông dân không có “tấc đất cắm dùi” thì họ làm gì và sống ra sao?
Tương lai vẫn … thất nghiệp
Sau khi mất 80% đất nông nghiệp để xây dựng CCN, đến nay đã 3 năm nhưng hầu hết người dân Lai Vu vẫn chưa có việc làm nào thay thế nghề nông. Ông Tăng Tự Bình - Phó Chủ tịch xã Lai Vu phàn nàn: “Đến thời điểm này vẫn chưa thấy cơ quan chức năng có cam kết giải quyết số lao động thất nghiệp trong dân, thế nên người dân chưa được hưởng quyền lợi gì từ sự phát triển CNN”. Tính đến nay, CNN rộng 192,5 ha nhưng mới có 1 nhà máy đi vào hoạt động và chỉ tiếp nhận được vài chục lao động trong hàng ngàn lao động không có việc làm của xã. Công việc được bố trí cũng rất lặt vặt như: nấu cơm, rửa bát, cọ rỉ…
Bức xúc trước tương lai không có việc làm, người dân “kêu” nhiều nên lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã có ý kiến chỉ đạo để tìm biện pháp giúp Lai Vu sớm thoát khỏi thế bế tắc. Tuy nhiên các biện pháp này không được người dân hưởng ứng. Cụ thể, trường Công nhân kĩ thuật Hải Dương chiêu sinh đợt đầu được 101 học sinh ở Lai Vu nhưng đến nay 32 học sinh đã bỏ học. Hội Phụ nữ tỉnh nhận 50 chị em theo học lớp thêu len, xuất khẩu nhưng cũng đã bỏ tới 40 người. 60 người được học nghề mây giang xiên cũng đã bỏ cả. Lý do của sự “tẩy chay” này, ông Bình cho biết: “ Công lao động quá rẻ mạt, ai đời họ lao động cật lực thế mà chỉ trả 4- 5 nghìn đồng/người/ngày. Một nguyên nhân khác, nhiều người cho rằng, do không có công ty, đơn vị nào cam kết chắc chắn nhận vào làm việc khi ra trường nên họ sợ việc học hành là uổng công nên bỏ”. Ông Bình có lý khi nói thêm: “Cứ cho là học nghề có việc đi chăng nữa thì đó chỉ nằm ở giới trẻ, còn những người từ 35- 60 tuổi (đang trong độ tuổi lao động) thì làm gì?”
Ông Bùi Huy Loãn – Bí thư Đảng uỷ xã thừa nhận: “Lai Vu đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế – xã hội”. Trước những bế tắc đó, ông Loãn cũng chỉ biết kiến nghị: Cấp trên nên có những biện pháp “cứu nguy” cho Lai Vu như: Cấp vốn, chuyển nghề, học nghề xong thì phải có nơi tiếp nhận, hỗ trợ chăn nuôi cho bà con…
Còn ông Bình thổ lộ, là lãnh đạo xã ông rất buồn khi người dân không còn ruộng lại không có việc làm, bởi phần đông trong số ấy đều là bà con của ông Bình. Chẳng lẽ hết cách rồi? tôi hỏi, ông Bình bảo: “Đúng là mình không nghĩ ra, ngay cả huyện, tỉnh từ đã ba năm nay với hàng trăm cuộc họp, có khi mỗi tháng có tới 20 cuộc họp mà đến nay vẫn chưa ăn thua gì”. Ông Bình có cái nhìn xa: “Chuyển đổi thành CCN, làm giầu cho địa phương là đúng rồi nhưng mà vội quá. Dân chưa kịp chuẩn bị . Họ đang quen với nông nghiệp, đùng một cái chuyển sang nghề khác, họ luống cuống, kêu ca”.
Trồng lúa mà đi … ăn đong
Tôi ra CCN được vây kín mít, gặp chị Tăng Thị Hạnh (thôn Hợp Nhất) vác chiếc gàu đi lững thững, gợi chuyện đất đai, ruộng vườn bị chị mắng té tát: “Viết lách làm gì. Nhà tôi, dân tôi mất sạch ruộng ba năm ròng rồi, Quốc hội lên tiếng rồi mà còn chẳng ăn ai”. Rồi chị khóc, khóc tức tưởi! Nhà chị có 6 sào ruộng thì bị thu hồi cả 6 sào nhưng đến nay đã 3 năm chị vẫn không kí lấy tiền đền bù. Để tồn tại, nhà chị Hạnh phải đi đóng ngói thuê, mỗi ngày được vài chục ngàn đồng. Không có đất, chị Hạnh tần tảo đi vỡ bờ mương được một khoảnh đất nho nhỏ của xã để trồng ít rau đay nấu canh, ăn không hết thì hái ra chợ bán lấy tiền đong gạo. Người con trai của chị đang học ở Quảng Ninh, gia đình hết tiền đành kéo về để đi đóng gạch thuê kiếm sống.
Xã Lai Vu có ba thôn: Hợp Nhất, Minh Thành, Quyết Tâm thì thôn Quyết Tâm là “bi đát” nhất. Thôn có 250 gia đình thì có tới 99% số hộ mất 100% đất ruộng. Ông Bùi Duy Mức - Bí thư chí bộ thôn thở dài: “Dân chúng đói quá. Mình làm Bí thư thôn mà nói chẳng ai tin nữa rồi. Bởi họ thấy bất công quá! Trước đây, huy động thanh niên thôn đi tham gia văn nghệ, bọn trẻ xăng xái lắm, 5 vụ lúa nay chúng bỏ cả. Hôm rồi, tôi dẫn cán bộ tỉnh về thăm làng, dân phản đối dữ quá. Tôi buồn lắm!”
Người hàng xóm của ông Mức là anh Bùi Khắc Thấn cũng đang lâm vào cảnh éo le khi CCN lấy đi sạch 5 sào ruộng. Trước đây, anh Thấn trồng rau muống, tỏi và cấy lúa trên 5 sào ruộng đó. Nhờ chuyên cần, mỗi sáng anh chị hái rau muống, tỏi đem xuống Hải Phòng bán, cộng thêm 2 vụ lúa nữa nên mỗi năm gia đình anh Thấn cũng dư giả chừng chục triệu đồng. Nhờ ruộng vườn mà anh Thấn xây được nhà, nuôi 1 con học Đại học, 1 con học lớp 12. Khi hết ruộng, anh Thấn tâm sự: “ Hẫng hụt quá. Không biết lấy gì mà nuôi tiếp đứa học đại học đây, còn đứa lớp 12 thì chắc là phải dừng lại thôi. Chẳng biết tương lai các cháu ra sao nữa”. Để kiếm sống, anh chị Thấn phải dậy từ 3 giờ sáng quần quật đi đóng gạch thuê, giá gạch thì bấp bênh nên đồng công của anh chị cũng bấp bênh theo.
Tôi ngồi một lát, cả chục người dân xã Lai Vu kéo đến, họ đều bày tỏ nỗi bức xúc. Mỗi mảnh đời, mỗi số phận và tất cả đều lo lắng cho tương lai của mình, của con mình. Anh Bùi Ngọc Toàn than thở: “Tôi thì quá tuổi để “cơ cấu” làm công nhân CCN rồi mà kinh tế thì kiệt quệ. Tôi có 2 thằng con học đại học. Bữa trước, thằng lớn ốm vào bệnh viện vài ngày mà tốn hơn 3 triệu, chân tay tôi rụng rời, thương con quá nhưng phải đưa về nhà thôi”. Nhà anh Toàn trước đây có 1 mẫu ruộng, bây giờ thì không còn 1 tấc đất cắm dùi.
Những lo lắng của người dân Lai Vu không biết đến bao giờ mới gỡ nổi(?!).(theo báo nông nghiệp Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười