Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

30/6/08

Hồi ký Ðoàn Duy Thành

Chương 2: Tham gia phong trào cách mạng và khởi nghĩa tháng 8 năm 1945
Trong những năm 1943-1944 phòng trào Việt Minh bí mật đã có cơ sở ở xã tôi. Ông Đoàn Hữu Lộng sau khi được tha từ Hoả Lò về, ông Đoàn Hữu Bẩy sau một thời gian bị truy nã, phải đi trốn tránh biệt tích, nay đã bí mật trở về xã hoạt động. Hai ông xây dựng được một vài cơ sở là ông Đoàn Hữu Thụ, ông cụ Xu... ở Thanh Liên, anh Nguyễn Huy Hoàng tức Chương cũng được tha từ Hoả Lò về. Cụ Trần Cung, tức Giáo Cư, thỉnh thỏang cũng về ở nhà cụ Xu và con cụ là anh Xi để chỉ đạo phong trào.
Những năm tháng trước và sau khi bị bắt, ông Đoàn Hữu Lộng thường xuyên đến nhà tôi vào buổi tối để nói chuyện về Chủ nghĩa CS, về Việt Minh, về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Có cả ông Ký Hãnh chú họ tôi cũng đến nghe. Nhiều bữa chúng tôi trao đổi trò chuyện đến 1, 2 giờ sáng hôm sau mới về.
Câu chuyện chủ yếu là Thế chiến thứ II, Nhật xâm chiếm Đông Dương, Đức đánh Nga-Xô, mặt trận đồng minh đánh phát xít, các trận Đức tấn công Mát-cơ-va, Nhật đổ bộ lên Tân Gia Ba (Singapore)... Thế mà đêm này qua đêm khác, khi ông Lộng kể, khi ông Bẩy kể, chỉ có uống nước chè tươi nhưng ai cũng say sưa nghe và trao đổi thâu đêm suốt sáng.
Hết kể chuyện mới, lại nói đến chuyện Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy-Hưng Yên; khởi nghĩa Yên Thế-Bắc Giang của cụ Đề Thám, rồi chuyện cụ Phan Chu Trinh, cụ Phan Bội Châu..., rồi lại đọc thơ của các cụ. Tôi còn nhớ mấy câu thơ kêu gọi nhân dân đứng dậy chống Pháp của cụ Phan Bội Châu mà ông Đoàn Hữu Bẩy hay đọc: “...Sống như thế sống để sống nhục, sống làm chi cho chật non sông. Thà rằng chết quách cho xong, cái thân nô lệ làm chi cho rầy...”. Tôi cũng thích đọc đoạn đó. Mẹ tôi bảo: “Thằng này chán đời hay sao màđọc câu ấy...”. Tôi đọc cả bài cho mẹ tôi nghe và nói của cụ Phan Bội Châu. Mẹ tôi bảo: “Thơ này của hội Trống, hội Kín đấy. Tây nó cấm, lý dịch họ nghe thấy báo Tây về bắt thì sao?”. Tôi bảo mẹ: “Bây giờ không sợ thằng Tây nữa. Nhật nó đánh cho Tây thua chạy hết rồi, chỉ còn Nhật đến bắt dân mình trồng đay, thu thóc thuế cao của dân để đánh nhau. Ta phải đánh Nhật thôi”. Mẹ tôi hỏi lấy gì mà đánh? Tôi bảo có cụ Nguyễn Ái Quốc. Mẹ tôi lại hỏi, cụ Nguyễn Ái Quốc làai? Tôi trả lời: “Mai hỏi ông Lộng...”.
Trong những ngày đó tôi suy nghĩ rất nhiều và rất thích nghe ông Lộng kể chuyện. Ông biết võ, nói chuyện rất vui, tuy học ít nhưng thông minh, biết làm thuốc bắc, đặc biệt là tư cách ông đàng hoàng, dễ gần. Tôi rất kính trọng ông. Nhất là hôm Rằm tháng 8 âm lịch 1940, khi tôi đi học về, gặp bọn mật thám Tây và Viên Tri huyện xích tay ông giải lên tỉnh, hai cổ tay bị xích, hai cánh tay bị trói, mặc cái quần trắng “xáo lòng” và cái áo sơ mi xanh, ông đi rất đàng hoàng. Theo thường lệ tôi cúi đầu chào ông, ông mỉm cười và gật đầu. Tên Chánh mật thám Két may cũng gật đầu. Y tưởng chúng tôi chào y vày nói tiếng Việt ngọng nghịu: “Học trò tốt, tốt...”.
Năm 1944 mất mùa, lúa gặt về chẳng được mấy. Khi trả thóc tô cho địa chủ Trưởng Cơ, lại bị Lý trưởng Nguyễn Văn Gia kê man diện tích cho gia đình tôi phải đóng khống 1 tạ thóc (100 kg). Do đó gia đình đời sống khó khăn. Tôi nói chuyện này với ông Lộng. Ông Lộng bảo tôi viết đơn kiện Lý Gia lên Công sứ Hải Dương. Tôi viết đơn và đưa mẹ tôi lên Tỉnh, đến dinh Công sứ. Lần đầu tiên tôi theo mẹ vào đấy, thấy mẹ phải bỏ một đồng Đông Dương cho viên Thư ký thường trực, ông ta mới đưa cho một con tem dán vào góc đơn.
Mẹ con tôi bước vào căn phòng rộng lớn, thấy viên công sứ Mát-xi-mi (Massimie) ngồi ở giữa, trước cái bàn lim rất to. Viên Công sứ nhận đơn, hỏi qua loa mấy câu, rồi bảo sẽ xét đơn. Mẹ con tôi đi ra thì gặp 2 người “ăn xin” đệ đơn vào. Viên công sứ hỏi: “ Ai xui chúng bay”. Hai người “ăn xin” nói: “không có ai xui cả. Vì đói quá đến xin quan lớn cấp cho ít tiền và gạo”. Mát-ximi hất hàm đuổi về bảo quan lớn sẽ xét và lệnh cho viên thư ký bóc con tem trả lại người thư ký bán tem ngồi ngoài, rồi lấy lại một đồng Đông Dương trả hai người “ăn xin”, không đóng dấu vào con tem như đơn kiện của mẹ tôi.
Hai mẹ con tôi ra về, tôi kể chuyện cử chỉ của công sứ Mát-xi-mi cho ông Lộng nghe. Ông bảo đó là cách mị dân của thực dân Pháp, bề ngoài tỏ vẻ lương thiện nhưng bên trong cực kỳ gian ác. Khi Nhật đảo chính, Mát-xi-mi bị Nhật bắt giam, đến cách mạng tháng 8-1945 ta tha hắn, hắn về Hải Phòng với thân phận là Pháp kiều.
Tháng 12-1946 Pháp chiếm Hải Phòng, quả nhiên Mál-xi-mi được cử làm Đốc lý Hải Phòng và đeo lon thiếu tá, tiếp tục đàn áp nhân dân ta. Còn Lý Gia không chịu trả lại nhà tôi một tạ thóc, mà ông ta trừ vào số thóc thuế vụ mùa sau vụ tháng 10 năm 1944. Hai ông Lộng và Bẩy rất quí tôi. Tuy ít tuổi nhưng trong những câu chuyện trao đổi tôi thường có những câu hỏi, những nhận xét sắc sảo được các ông cho là tinh ý. Do đó hai ông thường bảo tôi lại nhà chơi, giảng giải về nguyên nhân vì sao ta phải làm cách mạng phải đánh Nhật, Pháp, giành độc lập, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ cho ngoại bang. Ông Lộng hiểu sâu, lại có văn hóa hơn ông Bẩy, được đào tạo qua nhà tù Hoả lò, được đồng chí Đặng Việt Châu giao công tác sau khi ra tù, nên ông phân tích có tình có lý, với giọng nói thuyết phục, ai nghe cũng thích, nhất là lớp thanh niên chúng tôi. Ông bảo muốn đánh được Nhật - Tây phải tổ chức nhau lại thành đoàn thể, đoàn kết muôn người như một, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh do cụ Nguyễn Ái Quốc làlãnh tụ của Mặt trận. Sau đó ít lâu, thỉnh thỏang ông giao việc cho tôi, như đến nhà người này, người khác, chuyển thư cho ông, đặc biệt là theo rõi bọn Lý dịch trong làng xem họ có hành động ám hại hai ông không. Khi có cán bộ về làng, ông thường giao cho tôi canh gác. Nhất là khi cụ Trần Cung về hoạt động, nghỉ tại nhà cụ Xi, ông bảo tôi:
“Có ông Giáo về chơi, cháu ra ngoài Lai Khê, tìm cách đến nhà cai trạm bưu điện Lý Đờn, ga Lai khê, xem có tin tức và động tĩnh gì thì tìm mọi cách báo về cho chú biết”. Ông hướng dẫn, dặn dò tôi cách đi lại, và những ám hiệu cần thiết để thông tin nhanh về nhà. Tôi làm rất chu đáo nên ông đã giới thiệu tôi cho cụ Trần Cung biết. Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ 20, quân Nhật sau khi chiếm Lạng Sơn, đổ bộ lên Hải Phòng qua đò Khuể, Kiến An, tấn công chiếm thành phố Hải Phòng. Nhật chỉ thả 3 quả bom rồi kéo bộ binh vào thành phố. Thực dân Pháp ngay lập tức đầu hàng, giao thành phố cho phát xít Nhật. Tôi nhớ lúc đó máy bay Nhật đã thả màn khói, khi khói tan thì rất nhiều hình máy bay trong khói hiện ra. Chúng thả từ Hải Phòng, các hình máy bay bằng khói bay tới Hải Dương. Chính mắt chúng tôi trông thấy hàng đàn máy bay rồi chốc lát tan biến. Bấy giờ chúng tôi mới biết là Nhật tung hoả mù để doạ quân đội thực dân Pháp.
Sau khi chiếm Hải Phòng, bộ binh Nhật kéo từ Hải Phòng chiếm thành phố Hải Dương (thời thực dân xâm chiếm Hải Dương, thị xã cũng đã được gọi là thành phố như ngày nay). Từ Lạng Sơn quân Nhật kéo về chiếm Hà Nội. Dân ta từ đó một cổ hai tròng. Thực dân Pháp đầu hàng dâng nước ta cho Nhật, Nhật vẫn dựa vào chính quyền tay sai của Pháp và do Pháp điều khiển để bóc lột nhân dân ta. Chúng bắt người dân nhổ lúa trồng đay để làm nguyên liệu cho chiến tranh. Moi nơi trồng đay chúng đều có một tên sĩ quan Nhật cùng với bọn kỳ hào, chánh phó tổng, thúc ép nhân dân trồng và thu đay, để vào kho rồi chuyển đi.
Khu vực Lai Khê có viên trung uý Nhật tên là Trường Sơn cai quản với người vợ là gái điếm. Hắn chiếm một gian nhà của ông Khách Làm (Thịnh Phong) ở ga Lai Khê làm nơi ở và làm việc. Hàng ngày lý dịch các làng chung quanh phải đến báo cáo với y. Con vợ y môi son, má phấn, hét ra lửa. Các viên kỳ hào lý dịch gặp “thị” cúi đầu chào, thưa bẩm “bà lớn”, trông rất nhục nhã. Ông Đoàn Hữu Lộng, ông Bẩy, anh Hoàng... đem những hành động dã man của giặc Nhật, sự hèn nhát của bọn công sứ Pháp, lính Pháp để phân tích cho nhân dân biết, kích động nhân dân đứng dậy lật đổ cả Pháp và Nhật, giành độc lập cho Tổ quốc. Bất cứ một hành động xấu xa đê tiện nào của chúng đối với nhân dân ta đều được thu thập và truyền miệng trong nhân dân...
Phát xít Nhật chiếm đến đâu là đóng quân đến đó. Ga Lai Khê thuộc xã tôi có 3 tên lính Nhật gác; cầu Lai Vu có một trung đội. Khi máy bay đồng minh bắt đầu thả bom đánh phá cầu Lai Vu, phá đầu tầu xe lửa đậu ở ga Lai Khê thì nhân dân xã tôi lại phải gánh chịu hậu quả, một người chết và một số người bị thương. Ga Lai Khê bị phá, cầu Lai Vu bị đổ, Nhật bắt Pháp phải làm cầu tạm
Máy bay của đồng minh bắt đầu oanh tạc Hải Phòng, Hải Dương. Chẳng mấy ngày chúng tôi không được xem máy bay đồng minh và máy bay Nhật đánh nhau bay qua làng tôi. Lúc đó hiểu biết quá kém, nên trên trời máy bay đánh nhau, chúng tôi ở dưới ngửa mặt lên xem, không những thế, còn reo hò nữa. Có lần tôi đang tát nước ở ruộng, máy bay “Đồng Minh” ném bom ga Lai Khê, văng cả mảnh bom xuống ao và ruộng, tôi còn nhặt mấy mảnh bom, cũng chẳng thấy sợ. Do không hiểu biết, chúng thả bom trên trời mặc chúng, mình cứ tát nước. Sau này mới được phổ biến là nó thả bom, mình phải nằm xuống...
Một hôm máy bay “Đồng Minh” thả bom ở Hải Phòng, trên đường bay về Côn Minh Trung Quốc, bị 4 máy bay khu trục của Nhật đuổi đánh. Chúng tôi được tận mắt nhìn chiếc máy bay thả bom to kếch sù, còn 4 máy bay Nhật nhỏ xíu như những con “nhạn” đánh nhau với “diều hâu”. Nhưng “diều hâu” bị thương, bay lướt qua xã tôi và rơi xuống huyện Nam Sách, cách xã tôi khoảng 8 km. Hôm sau chúng tôi kéo nhau đi xem máy bay rơi. Lúc đó mới biết máy bay là thế nào. Sao nó to thế!
Người ước nó bằng cái đình, người bảo nó to bằng cái nhà lim 5 gian... Nhân dân kéo nhau đi xem bàn tán, người ca ngợi “Đồng Minh”, người ca ngợi Nhật, đủ thứ luận điệu khác nhau. Nhưng từ khi Liên Xô tham chiến, chiều hướng dư luận ngả hẳn sang khen Đồng Minh giỏi, sẽ chiến thắng, còn phát xít Đức, Ý, Nhật sẽ thua.
Những hành động hung bạo ngông cuồng của phát xít Nhật dạo đó hay được bọn tay sai thổi phồng lên. Nào là quân Nhật hùng mạnh, chiến đấu gan dạ, đánh đâu được đấy... Trong một buổi nghe ông Lộng nói chuyện, tôi thắc mắc hỏi ông:
-Người ta bảo quân đội Nhật gan dạ, sao họ phải xích chân lính vào súng ở cầu Lai Vu kia?
Ông Lộng bảo:
-Họ tuyên truyền Võ sĩ đạo của Nhật dũng cảm, dám hy sinh liều chết để bảo vệ Nhật Hoàng, để nước “Mặt trời” sẽ không bao giờ lặn... làm được việc đó chỉ có một số ít người do cuồng tín, bị mê hoặc đến mông muội... Còn đã là người ai không ham sống sợ chết? Cổ nhân có câu “Nhân giai uý tử cầu sinh”. Lính Nhật cũng sợ chết, vì họ chỉ là người dân bị bắn đi lính, họ chẳng có lý tưởng gì. Nay cả sĩ quan lẫn binh lính Nhật đều bị xích chân vào súng bắn máy bay là để buộc họ phải bắn trả. Nếu sợ quá bỏ chạy không bắn thì máy bay Đồng minh sẽ bỏ bom chết hết. Nếu bắn mạnh còn có hy vọng máy bay mải tránh đạn, bỏ bom bị chệch, hoặc không dám đến gần cầu, họ có cơ may thóat chết.
Đó là lý do vì sao tụi Nhật phải xích chân lính vào pháo bắn máy bay. Sau đó chúng tôi thỉnh thỏang lên Hải Dương, qua hai cầu Lai Vu và Phú Lương, trông thấy các vị lính của “Thiên Hoàng” đầu đội mũ “đầu lốc”, mắt một mí, tay bưng cơm mà chân vẫn bị xích, trông thảm hại, rất buồn cười...
Nạn đói khủng khiếp
Năm 1944 và đầu năm 1945, khi Đại chiến Thế giới sắp kết thúc, phát xít Nhật và thực dân Pháp càng tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Ruộng đất bị chiếm để trồng đay, diện tích cấy lúa còn rất ít, thóc thuế bị thu rất nặng, nên thóc dự trữ trong nông dân không có. Một số địa chủ đầu cơ ghìm thóc chờ giá cao mới bán, hơn nữa có bán ra nhân dân cũng không có tiền để đong.
Cuối năm 1944-1945 rét rất đậm, phá hoại nhiều hoa màu, ngô, khoai... không mọc lên được. Đến rau muống, rau má cũng bị tàn lụi. Đầu Xuân Ất Dậu (1945) bắt đầu thấy ăn mày, ăn xin khắp nơi đổ về ga Lai Khê, nằm rải rác dọc đường số 5 và đường 186 từ ga đến nhà thương, đến trường Thanh Liên. Sau Tết âm lịch đã thỉnh thỏang có người chết đói nằm ở dọc đường. Nhưng đến tháng 2,3 âm lịch thì ăn mày kéo về càng đông và người chết đói càng ngày càng tăng, từ 3-4 người/ngày rồi lên 8-9 người/ngày. Sang đến cuối tháng 3 đầu tháng 4, có ngày lên đến hơn 10 người chết! Thật là khủng khiếp! Trước tình hình đó, những cơ sở Việt Minh bí mật, dưới sự chỉ đạo của ông Lộng, ông Bẩy và anh Hoàng đã vận động thanh niên cùng với chính quyền xã của Nhật-Pháp tổ chức đi chôn cất những người chết đói, vận động những người hảo tâm cho gạo, khoai, ngô, cám... rồi nấu cháo cứu những người còn sống... Có những cảnh chết đói tôi được chứng kiến đến nay nghĩ lại vẫn còn rùng rợn, rơi nước mắt: những em bé cứ ngậm nhay mãi vú mẹ, trong khi người mẹ đã chết từ bao giờ; hay cảnh con chết đói, bố đem con nấu cháo ăn ở Miễu Quỳnh (làng Quỳnh Khê). Khi Tri huyện Nguyễn Bích Liên bắt người bố giải về đến huyện thì người bố cũng lăn ra chết.
Lúc đó người chết thường hai ba ngày sau mới được chôn, hầu hết chỉ bó chiếu, chôn vài người một hố. Lại nhiều khi không thể dùng cuốc xẻng, gậy gộc để xúc họ vào chiếu được, phải dùng bằng tay, mà lúc đó làm gì có găng tay, phải dùng tay mình kéo xác, bó chiếu, ghê rợn vô cùng. Xác họ rất lạnh, da ráp như da cóc, người mắt trợn ngược, người mồm méo xệch, người tay còn như sờ soạng chới với kêu cứu... Quần áo họ đều rách tả tơi để lộ hình hài những da cùng xương... Có trường hợp đang kéo chân thì chân rời thân thể luôn, lòng ruột tuột cả ra ngoài, bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến mọi người đều ói mửa. Hàng ngày phải cắt cử luân phiên nhau, không ai có thể làm được liền hai ngày. Nhưng dù thế nào cũng phải có người làm nòng cốt. Tôi nhớ lúc đó anh Oản Con, người to béo, suốt ngày ngà ngà hơi rượu, chẳng biết sợ là gì, cứ được ăn no uống say thì bất kể trường hợp nào anh cũng làm tất. Anh cứ vừa làm vừa chửi bọn Nhật- Pháp, bọn địa chủ bóc lột làm dân chết đói. Chửi chán, anh Oản Con quay ra cầu nguyện những người chết phù hộ anh sống lâu, giầu có, hứa sẽ cúng khấn những vong hồn chết đói tử tế. Anh chỉ vào mấy xác chị em gái, nói oang oang:
-Những cô nàng đẹp gái lắm đây. Thế mà chết đói mới tội nghiệp. Nếu tao giàu, tao nuôi tất, lớn lấy làm vợ, bé nuôi làm con.-Chỉ tại ông Giời không cho số tao giàu, tao phải đi chôn chúng mày. Phù hộ cho tao giàu đi, rồi kiếp sau ta gặp nhau.
Anh làm việc thiện màai cũng sợ, cũng muốn tránh. Nhưng anh mặc kệ, vẫn vừa làm, vừa tươi tỉnh động viên người khác: - Mình may không bị chết đói, còn sống đây. Nếu lỡ chết đói thì cũng như họ thôi. Việc gì phải sợ, cứ làm đi! Họ chết thế này thiêng lắm, sẽ phù hộ độ trì cho chúng ta giàu có, không bị chết đói như họ.
Rồi anh tu một hớp rượu, chai rượu luôn giắt ở thắt lưng, lại cười thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Tuy anh hay chửi thề văng tục, nhưng lúc ấy ai cũng nể anh. Vì không có anh, lấy ai làm nòng cốt cho việc đại sự thê thảm đau lòng này? Đảo chính Nhật, Pháp vàphá kho thóc Trường Cơ để cứu đói
Sáng ngày 9-3-1945, nhân dân xã tôi xôn xao về việc Nhật đánh Pháp ở thành phố Hải Dương. Tin tức moi lúc một dồn dập. Ga Lai Khê có bưu điện nên tin tức lan ra rất nhanh. Những người từ Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội đi qua mang theo tin tức bốn phương đổ về. Nào tin tên công sứ Mat-ximi bị trói và giam ở đề lao Hải Dương; tên quan tư giám binh Tây bị Nhật mổ bụng, phơi xác giữa ngã tư thành phố; các quan ta quan tây chạy trốn như vịt... Nhân dân thành phố Hải dương rất hoang mang lo sợ, còn nhân dân ở nông thôn lắng nghe tin và phấp phỏng chờ đợi một việc gì trọng đại sắp xảy ra, đâu đâu cũng xôn xao bàn tán.
Thế là nạn đói đã cướp đi 225 người xã tôi. Nếu kể cả người nơi khác đến thì cả xã Cộng Hòa nạn đói giết chết đi 538 sinh mạng, gần bằng một phần tư dân số xã. Có 17 gia đình chết đói cả nhà.
Đến một buổi sáng, lệnh phát ra từ đâu không rõ, ông Lộng, ông Bẩy, anh Hoàng... họp trao đổi ở Thanh Liên, rồi phổ biến cho mọi người đi phá kho thóc của địa chủ để cứu đói. Sáng sớm hôm đó, ông Lộng đi tắt qua nhàtôi, bảo tôi báo tin cho mọi người ra Thanh Liên, vào kho Trưởng Cơ lấy thóc. Rất nhanh, mọi người tập trung đi từng đoàn ra phá kho thóc. Người có thúng dùng thúng, có rổ rá dùng rổ rá. Có người cởi cả quần ra, túm hai ống lại, xúc thóc đổ vào rồi khóac lên vai chạy về nhà, mặc dù cởi truồng nhưng vừa cười vừa chạy hối hả để còn làm chuyến nữa... Đứng ngoài cổng kho thóc Trưởng Cơ, anh Hoàng, ông Bảy, moi người cầm một thanh kiếm Nhật, mặt sát khí đằng đằng. Bọn cường hào lý dịch, trương tuần, phu tuần không dám ho hoe gì... Đến khoảng 1 0 giờ sáng kho thóc bị lấy hết.
Nhân dân tỏa về các làng phá thêm một vài kho thóc của địa chủ nhỏ, như ở làng tôi phá thêm kho thóc của ông Hội Hiếu (phú nông) và ông chánh Hội Viên (địa chủ nhỏ). Nhờ số thóc lấy được, nạn đói đã kết thúc, mọi người có gạo ăn cầm cự cho đến vụ chiêm... Mấy hôm sau một trung đội lính Nhật về đóng ở ga Lai Khê và nhà thương Lai Khê. Viên Tri huyện thực tập Nguyễn Bích Liên có “trát” cho Chánh tổng Lai Vu, cùng với các lý trưởng các làng xung quanh phải truy nã những người phá kho thóc của Trưởng Cơ vàcác kho khác ở Tổng Lai Vu. Ông chánh tổng H. cùng các Lý trưởng, Trương tuần, Phu tuần đi nạt nộ một số người nghèo, còn anh Hoàng gọi ông chánh H. bằng bác ruột nên ông H. nể mặt. Ông Bẩy là người cách mạng bị truy nã mới về công khai hoạt động nên ông H. cũng tránh đụng vào. Ông H. cho người xông vào nhà ông Vệ Cần dùng kiếm chém một nhát vào cánh tay ông Cần chảy máu nhẹ và trói ông giải về Huyện, hôm sau huyện giải ông lên tỉnh, sau 3 ngày được tha về. Mọi người thấy khí thế của Việt Minh mạnh lên, chẳng ai dám bàn đến việc ai chỉ huy phá kho thóc Trưởng Cơ nữa...
Phong trào Việt Minh ở xã tôi ngày càng mở rộng, tuy tổ chức chưa chặt chẽ, nhưng việc tuyên truyền bằng miệng vàrải truyền đơn viết tay đã bắt đầu. Một áp phích viết tay dán giữa biển chỉ đường ra ga Lai Khê vào Đông Triều: “Chánh H., chú cháu Cửu D. vàcai Trạm coi chừng!” làm xôn xao cả khu vực. Trong lúc đó tin tức Việt Minh ở Đông Triều, Kinh Môn, Thanh Hàđã xử tử những tên cường hào gian ác, nên bọn lý dịch khu vực Tổng Lai Vu càng run sợ, co rúm lại... Thế giới đại chiến, tình hình quân Đồng Minh đang tiến công dồn dập các mặt trận. Đức, Ý, Nhật thua liểng xiểng. Chiến trường Nga - Đức, Hồng Quân thắng lớn, Việt Minh tuyên truyền rất mạnh cho chiến thắng của Nga. Nước Pháp được giải phóng, bọn tay sai Pháp lại ngo ngoe... Nhưng chúng cũng biết được quan thầy chúng hèn nhát như thế nào khi quân Đức tấn công, thống chế Pê-tanh đầu hàng nhục nhã phát xít Đức. Trong lúc phong trào Việt Minh vận động chống đói cho nhân dân thì bọn tay sai phát xít Nhật tuyên truyền thuyết “Đại Đông Á” làm cho một số người Việt Nam mơ hồ chạy theo Nhật. Chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật ra đời, họ cũng kêu gọi “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”, bớt ăn để giúp đỡ người đang sắp chết, chết đói; chúng tuyên truyền sẽ chở gạo từ Nam bộ ra giúp dân nghèo chống đói. Nhưng đâu có thấy gì.
Khi lúa chiêm đã thu hoạch thì diện đói được thu hẹp. Không còn người chết đói, chỉ thỉnh thỏang có người “chết no”, vì một số người đói kéo dài, chỉ ăn rau má, “củ chóc” (loại củ ăn xong rất ngứa, như sắp bị xé tan cổ họng) nên khi có gạo chiêm mới ngon miệng, ăn quá bát, cứ sưng bụng hoặc đi ỉa lỏng màchết...
Mãi đến khi thu hoạch vụ chiêm gần xong, cả làng Tường Vu tôi mới nhận được 40 kg gạo mốc xanh từ miền Nam chuyển ra cứu tế cho nạn đói!
Nạn “hồng thủy” chưa từng có
Đúng như các cụ xưa thường nói: “phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí” nghĩa là: “vận may không cùng đến một lúc, tai vạ không chỉ xảy ra một lần”, nạn chết đói vừa tạm thời kết thúc thì nạn vỡ đê làm lụt lớn cả đồng bằng Bắc bộ. Từ nhỏ đến lúc đó, tháng 6, 7-1945, tôi chưa thấy ở quê tôi trận lụt nào ghê sợ như vậy. Nước sông Thái Bình, sông Kinh Thầy lên rất to, tràn qua đường số 5, đường sắt, ào vào làng tôi. Nước chảy tràn vào nhàlàm cho thóc lúa mới thu hoạch ướt sũng, giường chiếu nổi lềnh bềnh, gà bay lên cây, chó mèo kêu thảm thiết. Tường nhà bằng đất bị ngấm nước, tã ra vàsụp đổ, khiến cho nhàkhông còn tường đỡ, ngả nghiêng xiêu vẹo. Mấy bố con tôi tập trung nhau chống nhà, làm sàn để chứa thóc gạo, thu dọn quần áo, dụng cụ gác lên cao. Gia đình nào cũng rất bận rộn, trẻ con kêu khóc, người lớn hối hả, nhànào lo việc nhàấy, chẳng ai cứu được ai! Trong lúc đó mẹ tôi dắt em gái út tôi còn bé, chạy ra khu “Đống Bài” lànơi cao nhất làng, tạm lánh nước lũ. Mẹ tôi vừa đi vừa niệm Phật, cầu trời khấn phật cho lai qua nạn khỏi trong trận “hồng thủy” nước chảy ngang trời này. Tôi vừa thương mẹ, thương em, nhưng bật cười vì thấy mẹ tôi quá mê tín. Bàtỏ ra chẳng lo lắng công việc màchỉ lo khấn trời phật. Hình như bànghĩ sau khi khấn vái xong nước sẽ rút xuống. Một tay dắt con còn bé, một tay mẹ tôi vái trời, miệng lẩm bẩm: “Lạy bốn phương trời, lạy mười phương phật, phù hộ độ trì cho chúng con...” Cứ nhắc đi nhắc lại cho đến khi tôi không còn nghe thấy tiếng bànữa...
Nước to, mưa lớn, nước rút không kịp, trong làng đi lại phải dùng thuyền. Trong nhànước dâng lên đến giường, rồi sát những mái nhàthấp. Mọi người đêm đến phải ra các gò đống cao để ngủ. Các cán bộ Việt Minh lúc đó tranh thủ đi tuyên truyền, vận động nhân dân giúp đỡ lẫn nhau thóat khỏi nạn lũ Nước tràn về sớm nên lúa mùa bị chết hết. Bởi vậy, nước rút đến đâu phải nhanh chóng cấy đến đấy cho kịp thời vụ. Nơi nào không cấy được thì trồng hoa màu để tránh nạn đói tháng 8.
Cán bộ Việt Minh rất hăng hái (nhất lànhững người mới được gia nhập) họ say sưa đi tuyên truyền, đôi khi còn tỏ ra hãnh diện vì công việc của mình. Nhật đang thua lớn, bọn tay sai, lý dịch lo sợ không dám hành động gì, đôi khi còn khúm núm trước những người họ nghi làViệt Minh bí mật. Ông Đoàn Hữu Thụ, người anh con ông bác của ông Lộng, rất hăng hái, đi đâu cũng tuyên truyền cho phong trào Việt Minh, lắm lúc ông còn nói “bốc” hơn cả sự thật, gặp ai cũng tuyên truyền về “nam nữ bình quyền”, về dân chủ. Một hôm tôi gặp ông, vì nước lũ ông không mặc quần đùi để tránh ướt quần, nhưng ông cởi quần dài khóac lên vai, rồi cứ đi tự nhiên như không người. Gặp một số người trong đó có cả đàn bà, con gái, ông quên, cứ đi đàng hoàng vàtuyên truyền Việt Minh cho mọi người nghe.
Tất cả tròn mắt kinh ngạc, nhất làmấy cô gái vừa ngượng vừa tủm tỉm cười. Vừa lúc tôi đi đến, lấy tay phát vào vai ông vàbảo: “chú mặc quần vào rồi hãy nói”. Ông quay lại tôi, tay sờ sờ, kêu “chết chửa”, vội mặc quần, rồi cười loe toét nói chữa thẹn: “Thời kỳ nam nữ bình quyền mà... “. Mọi người cười rộ lên, thông cảm với tính quá hăng hái của ông.
Khởi nghĩa cướp chính quyền huyện Kim Thành
Nước lụt vẫn chưa tiêu hết ra biển, mưa lại nhiều. Để giữ bí mật nơi họp hành của Việt Minh vẫn phải họp ở những đống cao vàhẻo lánh. Đống Cao, đống Lềnh thuộc làng Lai Khê, đống Vua Nước thuộc làng Thanh Liên để cho các tổ Việt Minh bí mật họp, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.
Tôi được ông Lộng giao cho phụ trách thanh niên. Tôi đi vận động được hơn 20 người. Đến ngày 1-7-1945 tôi được giao chính thức làm Bí thư thanh niên cứu quốc làng Tường Vu (gọi làlàng để phân biệt với xã mới sau cách mạng). Tôi họp anh em lại chia làm 5 tổ, rồi phân các tổ phát triển thêm hội viên, từ 16 tuổi trở lên đều được kết nạp vào đoàn. Nhiệm vụ của đoàn viên lúc đó làgiúp mọi gia đình khôi phục lại nhàcửa sau lũ lụt, học tập võ do ông Lộng huấn luyện, chuẩn bị quần chúng tham gia tổng khởi nghĩa cướp chính quyền xã và huyện.
Trong lúc chờ đợi ngày phát lệnh tổng khởi nghĩa, chúng tôi háo hức như ngày hội, đêm nào cũng ra đống Cao họp để nghe phổ biến tin tức chiến sự. Cán bộ từ đệ tứ chiến khu Đông Triều về báo tin cho biết Đông Triều đã cướp được chính quyền, Việt Minh đã xử tử một số tên tướng cướp. Khi nước lũ xảy ra bọn cướp đã cướp phá nhàbàcựu Hải làng Cam Đông, bắn chết một bạn học của tôi nên tôi càng phấn khởi trước việc làm của Việt Minh.
Tối ngày 15-8-1945, ông Lộng, ông Bẩy triệu tập chúng tôi họp, chuẩn bị lực lượng để sáng sớm ngày 16-8-1945 đi xuống huyện cướp chính quyền. Cả đêm chúng tôi không ngủ. Tôi thấy ông Bẩy, ông Lộng, ông Thụ, anh Hoàng, anh Phách, cùng anh Tiến, anh Khoảnh... ăn mặc gọn gàng, đeo kiếm Nhật trông thật oai hùng màmê. Anh Tiến, cai lính khố xanh giác ngộ theo ta từ lâu, còn mặc quần soóc, đeo khẩu súng lục, đi đi lại lại tỏ vẻ sốt ruột (anh Tiến nay làđại tá về hưu). Anh Khoảnh cũng vốn là“Đội Khoảnh”, đội khố đỏ trước đây, được tuyên truyền giác ngộ. Tập hợp lực lượng xong, chúng tôi bừng bừng khí thế, lên đường.
Đi đầu đoàn lực lượng võ trang khởi nghĩa có mấy khẩu súng bắn chim, còn toàn làgiáo mác, gậy gộc. Nam giới ăn mặc gọn gàng, nữ giới thắt lưng sang bên trái. Lờ mờ sáng đã tập trung ở miếu Quỳnh Khê, giáp huyện lỵ khoảng 2 km, rồi chia làm 2 ngả, ngả đi bộ từ ga Thái vào Bàng La (huyện lỵ lúc đó còn đóng ở Bàng La (ở gần ga Phú Thái); một cánh đi thuyền tắt qua chùa Muống (Dưỡng Mông). Lúc đó nước lũ còn lớn nên đi thuyền qua cánh đồng, vòng lên Bàng La rồi cả hai cánh cùng tiến vào huyện.
Anh Nguyễn Ngọc Phách gặp Tri huyện thực tập Nguyễn Bích Liên, tuyên bố: “Chính quyền Trần Trọng Kim do Nhật lập ra đã tan rã. Ông bàn giao dấu, ấn lại cho chúng tôi. Đại diện Tổng bộ Việt Minh sẽ tha thứ cho các ông. Ông phải tập hợp số lính khố đỏ vàlính lệ lại, giao nộp súng, bàn giao hồ sơ tài sản của huyện cho chúng tôi”. Tri huyện Nguyễn Bích Liên mặt tái, lời nói run run: “Thưa các ông tôi đã chuẩn bị sẵn sàng giao lại chính quyền cho Việt Minh”. Ông ta đang nói thì một ông giàmặc bộ quần áo lụa nâu, lom khom hai tay chắp trước ngực vái lia lịa các đồng chí đại diện Việt Minh vànói: “Tôi làcha ông Huyện, cháu nó ra trường đi thực tập tri huyện mới về được ít tháng, không dám làm việc gì trái với Việt Minh. Tôi cũng sợ cháu trẻ người non dạ, nên theo sát cháu để bảo ban, kẻo cháu còn điều gì sai sót. Thôi thì nếu cháu còn dại, xin các ông tha cho”. Anh Phách, anh Hoàng giải thích chính sách khoan hồng của Việt Minh cho cha con tri huyện nghe, hai cha con ông ta sung sướng, cảm ơn rối rít, rồi tri huyện Bích Liên hạ lệnh cho 5 lính “khố đỏ” gác huyện lỵ vàđám “lính lệ” xếp hàng trước “công đường” huyện quan, hạ súng nộp cho cách mạng.
Sau 3 ngày bàn giao xong, tri huyện Bích Liên xin về HàNội, ta cho người đưa gia đình ông ấy ra ga Phú Thái để lên tàu về HàNôi, chấm dứt cuộc đời mới ra làm quan của ông huyện trẻ. Còn viên Thừa phái vàtrợ tá tri huyện xin ở lại làm việc cho Việt Minh. Khi chiến tranh xảy ra họ bỏ đi tản cư, không theo cơ quan sơ tán sang Thanh Hà. Chính quyền cách mạng lâm thời mới thành lập, anh Nguyễn Ngọc Phách làm chủ tịch Uỷ ban Cách mạng lâm thời huyện Kim Thành, anh Vũ Viết Nhuận con bàHậu Khai, đại địa chủ làng Quỳnh khê làm uỷ viên tài chính, anh Nguyễn Quý Nỹ làm uỷ viên Thư ký, anh Phạm văn Khoảnh làm uỷ viên quân sự, anh Thái làm uỷ viên tư pháp. Còn anh Hoàng cùng anh Minh Thứ, anh Dị phụ trách bên huyện bộ Việt Minh, anh Minh Thứ phụ trách Đảng (anh Minh Thứ người làng Lan Can huyện Thanh HàlàTỉnh uỷ viên Hải Dương phụ trách huyện Kim Thành).
Trong lúc trăm công nghìn việc vào lúc mới khởi nghĩa, toàn làhọc sinh vàhương sư ra làm việc, vừa làm vừa học, rồi đâu cũng vào đấy cả, bộ máy dần dần ổn định. Cán bộ Việt Minh phân công nhau đi lập chính quyền các làng (xã cũ). Tôi được cử vào Ban chấp hành thanh niên cứu quốc huyện. Tuy tôi mới 16 tuổi nhưng người lớn, lại học sâu về chữ nho, nên nói năng ôn lồn lễ phép theo kiểu “nho giáo”, không “lấc cấc” như mấy anh bạn cũ của tôi thuần theo “tây học”, nên khi gặp may ông kỳ hào lý dịch, những người có học ít nhiều Hán tự, tôi dễ thuyết phục họ.
Đội ngũ cán bộ chính quyền mới vàcác đoàn thể Việt Minh huyện, trông đi trông lại hầu hết làngười tổng Lai Vu, còn 5 tổng dưới rất ít người tham gia, do đó cần mở rộng cán bộ các nơi tham gia vào Mặt trận, như anh Nguyễn Thượng Trình, tức Vũ Chính, tức Lê Răm, chủ tịch Uỷ ban lâm thời xã Bát Nạo lên làm cán bộ Việt Minh huyện, sau đó làm Bí thư huyện bộ Việt Minh vàBí thư huyện uỷ năm 1947-1948. Tôi được cử cùng mấy anh bạn học cũ ở trường Thanh Liên, vác cờ đỏ sao vàng đi về các làng thuộc tổng Lai Vu để thu bằng triện của tiên chỉ, lý trưởng vàthành lập các Uỷ ban cách mạng lâm thời. Bầu cử bằng cách giơ tay, hầu hết làdo người của các cơ sở Việt Minh tham gia Uỷ ban cách mạng lâm thời xã. Khi làm công tác tuyên truyền giải thể chính quyền cũ, thành lập chính quyền mới, nhiều viên lý trưởng, tiên chỉ cũng còn nuối tiếc quyền lực. Tuy sợ Việt Minh, nhưng cũng có người so sánh giữa cụ Hồ Chí Minh với ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh. Nhất làở những nơi có cơ sở của Quốc dân Đảng như xã Lai Vu, xã Thượng Vũ... nhiều người hỏi: “Chúng tôi làchánh phó tổng, Việt Minh có dùng chúng tôi không?”. Như ông phó tổng Cựa ở xã Thượng Vũ, tôi cùng học với con ông ta, ông biết tôi, nên tôi trả lời ông: “Việt Minh làmặt trận đoàn kết toàn dân, thu hút mọi người vào mặt trận. Người có tài được sử dụng, không kể quá khứ làm gì. Ông Phó tổng lànhànho học uyên thâm, màcụ chủ tịch Hồ Chí Minh làbậc hiền triết nho học, con cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, chắc chắn cụ Chủ tịch rất trọng người tài. Ông Phó tổng còn nhớ câu Khổng Tử đánh giá về Trọng Cung: “Lê ngưu chi tử tuynh thả dốc chứ?”. Ông tổng Cựa gật gù tán thưởng cho làchí lý. Đến khi Pháp chiếm đóng trở lại, ông bị Pháp ép ra làm chánh tổng, nhưng vẫn ủng hộ ta, không có hành động gì chống đối, giúp cán bộ qua lại công tác ở khu vực ông làm chánh tổng. Khi ta phá hết tề, tôi bảo ông ta đi xuống Hải Phòng màở, không nên ở quê nữa, ông ta nghe theo. Chính quyền mới thành lập ở huyện được 3,4 tháng thì xảy chuyện nội bộ lục đục, tranh giành quyền lực giữa hai ông cháu, anh Phách vàanh Hoàng (anh Hoàng gọi anh Phách bằng ông). Rồi anh Hoàng báo cáo lên tỉnh vàtrung ương rằng anh Phách khi học ở HàNội làngười của Việt Cách... Tỉnh cử đồng chí Trần Cung về giải quyết. Đồng chí Trần Cung cho bắt giam Nguyễn Ngọc Phách vàmột số người, giam ở chùa Muống (chùa Dưỡng Mông), cử anh Nguyễn Huy Hoàng lên làm chủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời, cử anh Nguyễn Hải cán bộ tỉnh về làm Phó chủ tịch. Lúc đó tôi đã có cảm nghĩ rằng:
“Tham vọng đẩy con người vào vòng luẩn quẩn, đời này qua đời khác, khó có thể chấm dứt được “lòng tham không đáy” (nhân dục vô nhai). Nhưng tôi vẫn hy vọng nó sẽ giảm dần với chế độ mới. Anh Phách bất mãn, sau khi được tha về làng anh đi dạy học, đến 1950 thì bỏ vào vùng địch... nay sống ở Mỹ, thỉnh thỏang có về thăm quê hương. Sau khi đã lập xong chính quyền mới ở các làng (xã) tôi xin về xã hoạt động vàđược cử làm Bí thư xã bộ Việt Minh, cùng với chính quyền lo việc sản xuất, xóa nạn mù chữ, xây dựng các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi, lão thành...Chính quyền xã (làng) tôi do ông Đoàn Hữu Lộng làm chủ tịch, ông Đoàn Hữu Thụ làphó chủ tịch, ông Đoàn Hữu Bẩy làm uỷ viên... Công việc nói chung chạy đều. Những xích mích giữa hai họ Đoàn vàhọ Nguyễn đã dần dần được khắc phục, tuy chính quyền xã họ Đoàn nắm vai trò chủ chốt. Vì toàn lànhững người có thành tích cách mạng nên nhân dân ủng hộ, màhọ Nguyễn cũng nể phải đồng tình. Nạn đói được đẩy lùi, uy tín của cách mạng ngày càng tăng, nhân dân tham gia chống giặc đói, giặc dết, giặc ngoại xâm ngày càng mạnh mẽ.
Để chuẩn bị cho việc tổng tuyển cử, bầu cử ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vàbầu cử Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân xã lúc đó được qui định làngười đại diện cho nhân dân đề bầu ra Uỷ ban hành chính huyện, vàUỷ ban hành chính xã. Quyền lực của Hội đồng nhân dân xã rất lớn, xã tôi lúc đó được chính phủ quyết định nhập 3 xã (làng) cũ thành liên xã Cộng hòa, gồm 3 xã cũ là: Tường Vu, Lai Khê, Thanh Liên. Sau bỏ 2 chữ “Liên xã” chỉ gọi làxã Cộng Hòa, cho đến cải cách ruộng đất đổi làxã Kim Liên. Nhưng khi sửa sai, nhân dân không tán thành tên mới màphải giữ lại tên cũ cho đến nay vẫn làxã “Cộng Hòa”, xã anh hùng lực lượng vũ trang thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sau này, tôi có hỏi cụ Trần Cung, tại sao lại bắt giam anh Nguyễn Ngọc Phách. Cụ Trần Cung trả lời tôi: “Mình cũng làm quá tay! nhưng chỉ giam mấy tháng rồi tha ngay”. Rồi cụ Trần Cung hỏi tôi có biết Phách bây giờ ra sao không? Tôi trả lời, năm 1950 có nhận được một lá thư của Phách muốn xin về Hải Phòng công tác, rồi sau không nhận được tin tức gì cả. Đến khi thống nhất đất nước mới biết tin Phách đang dạy học ở Tây Ninh vàgia nhập đạo Cao Đài, mấy năm sau đi Mỹ, đã có lần về quê Kim Thành. Cụ Trần Cung tỏ vẻ suy nghĩ, nhưng không hỏi gì thêm.
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I vàbầu cử Hội đồng nhân dân đầu tiên
Ngày 6-1-1946 làngày Tổng tuyển cử đẩu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trong tình hình chính trị cực kỳ phức tạp. Thực hiện chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về cuộc bầu cử, chính quyền lâm thời vàxã bộ Việt Minh được giao nhiệm vụ tuyên truyền để mọi người đi bầu theo phổ thông đầu phiếu, một việc rất mới mẻ. Ngay tên “Quốc hội” nghĩa làgì cũng phải lên tỉnh hoặc xuống huyện hỏi. Xã tôi ở giữa tỉnh vàhuyện, lên tỉnh còn gần hơn vàđường dễ đi hơn, nên vấn đề gì cán bộ không nắm được thì lên phòng thông tin tỉnh hỏi, sẽ được giải đáp chu đáo, về phổ biến lại cho nhân dân. Tỉnh Hải Dương lúc đó được bầu 13 đại biểu, hầu hết lànhân sĩ trí thức văn nghệ sĩ như cụ Phan Tất Tuân, nhàthơ Xuân Diệu, nhàgiáo Nguyễn Sinh Anh... Còn đảng viên chỉ có 3 đồng chí làVũ Duy Hiệu, Chủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh, đồng chí Nguyễn Công Hòa vàchị Bùi Thị Diệm, ba đồng chí này hiện cư trú ở HàNội tuổi đã vàgần 100 tuổi.
Trong lúc ta tuyên truyền bầu cử Quốc hội để thành lập chính phủ mới thay cho chính phủ lâm thời, Quốc Dân Đảng vàmột số đảng phái thân Pháp, Nhật ra sức xuyên tạc phá hoại bầu cử. Phố ga Lai Khê có chi bộ Quốc Dân Đảng, do một số đảng viên làkỳ hào lý dịch cũ vừa bị chính quyền cách mạng giải tán, như Lý Tán xã Lai Vu, Lý Đờn, Chương Bạ Hiệu ở Lai Khê, cựu Nhạn ở Thượng Vũ (Cựu Nhạn làtay hai mang, vừa làm cán bộ Việt Minh vừa theo Quốc Dân Đảng, khi kháng chiến bùng nổ thì y theo Tây vàbị chết do chúng bắn lẫn nhau). Trụ sở chúng treo cờ Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc, hàng ngày bắc loa tuyên truyền nói xấu Việt Minh, nói xấu xuyên tạc Bác Hồ... Chúng tôi cảnh cáo chúng không nghe, sau phải cấm chủ nhàlàông Làm (Thịnh Phong) Hoa kiều cư trú ở ga Lai Khê, buôn bán gạo đã mấy đời, nên ông này không cho chúng kéo cờ vàbắc loa tuyên truyền xuyên tạc nữa. Do đó cuộc bầu cử ở quê tôi nói chung suôn sẻ vàđạt kết quả tốt. Toàn dân đi bầu, đông như hội, chỉ đến 12 giờ trưa đã đạt 100% cử tri đi bầu. Những đại biểu do Việt Minh giới thiệu đều trúng cử.
Sau bầu cử Quốc hội, ngày 26-4-1946 bầu cử Hội đồng nhân dân xã. Làng Tường Vu dân số đông được bầu 6 đại biểu, Lai Khê được 5 đại biểu, Thanh Liên 4 đại biểu, tổng cộng 15 đại biểu. Tôi mới 17 tuổi nhưng lúc đó tính theo âm lịch kể cả tuổi “mụ” tôi 18 tuổi, được đi bầu vàđược xã bộ Việt Minh giới thiệu. Tôi trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân với số phiếu cao nhất.
Trong thời gian diễn ra các cuộc bầu cử, ở Tường Vu vẫn còn xảy ra tranh giành giữa họ Đoàn vàhọ Nguyễn. Họ Đoàn có 4 người ứng cử, họ Nguyễn cũng có 4 người ứng cử. Dưới sự điều hành của ông Đoàn Hữu Lộng làChủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời, ông xin nghỉ nên không ra ứng cử, nhưng ông chỉ đạo vừa khách quan vừa khéo léo. Để tránh sự nghi ngờ gian lận, ông đề cử ông Nguyễn Văn Chương lànhàgiáo làm chủ tịch Hội đồng bầu cử. Mọi việc diễn ra tốt đẹp. Trong vận động bầu cử cũng có một vài tờ rơi vàáp phích nói xấu lẫn nhau bằng ca dao, không gây ảnh hưởng gì đến bầu cử. Nhưng khi kiểm phiếu xong, trong số 6 đại biểu được bầu thì họ Đoàn trúng 4 là: Đoàn Duy Thành, Đoàn Hữu Bẩy, Đoàn Hữu Thụ, Đoàn Hữu Thiều. Còn họ Nguyễn chỉ có một ông Nguyễn Văn Hổ trúng cử, một người khác làNguyễn Văn Hát thuộc họ Nguyễn dưới, không thuộc họ Nguyễn của ông Chương. Bởi vậy ông Chương không ký biên bản. Ông Lộng phải thuyết phục vàHội đồng bầu cử đều xác nhận cuộc bầu cử hợp lệ, ông Chương mới chịu ký biên bản. Hội đồng nhân dân xã hồi đó được bầu chính quyền 2 cấp: xã vàhuyện, việc bầu cử Uỷ ban hành chính xã Thuận Lợi, xã Cộng Hòa do ông Nguyễn Mạnh Vinh làm chủ tịch. Riêng bầu chủ tịch huyện có việc tranh giành giữa hai ứng cử làđồng chí Nguyễn Huy Hoàng (tức Chương) vàđồng chí Trần Xuân Viên (tức Viễn Chi). Đồng chí Viễn Chi được tỉnh uỷ giới thiệu (danh nghĩa tỉnh bộ Việt Minh), còn đồng chí Chương tự ứng cử với danh nghĩa nguyên Chủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời. Đồng chí Viễn Chi người Nam Định, hoạt động ở Thanh Hà- Hải Dương, có năng lực hơn đồng chí Chương. Nhưng đồng chí Chương lấy thế làngười địa phương, in truyền đơn vận động bầu cho mình, trong truyền đơn có câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhàvẫn hơn...”. Tôi nghĩ sao lại tranh nhau như vậy? Đồng chí Chương làđảng viên từ 1940, bị bắt giam ở Hoả Lò, cuối năm 1944 mới được tha. Cách mạng thành công rồi màkhông bảo được nhau, nhất làtrong lúc nước sôi lửa bỏng, thù trong giặc ngoài... Kết quả đồng chí Chương chỉ được 73 phiếu, chiếm 25%, còn đồng chí Viễn Chi được 75% phiếu, trở thành Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Kim thành. Đồng chí Chương được tỉnh bộ Việt Minh điều về làm Bí thư huyện bộ Việt Minh Gia Lộc, sau về làm chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện Khóai Châu- Hưng Yên. Sau này tôi hỏi đồng chí Chương tại sao lại làm như vậy, đồng chí trả lời tôi: “Do ấu trĩ cả”, tôi bảo: “Do cá nhân địa vị, cục bộ địa phương...”, đồng chí cười không nói gì thêm. Thế mới hay “nhân dục vô nhai” thực sự khó khắc phục lắm thay!
Ông Đoàn Hữu Lộng được nhân dân yêu mến tín nhiệm, nhưng vì con đông, nhànghèo, lại đẻ sinh đôi, nên ông buộc lòng phải xin nghỉ việc để làm thuốc nuôi vợ con vàbố mẹ già. Nhưng ông ở nơi nào cũng tham gia tích cực ở cơ sở nơi đó. Cho đến khi ông qua đời, thọ 89 tuổi, mất ở huyện lỵ Vĩnh Bảo, mọi người đều quí trọng vàkính mến ông.
Trong lúc chính quyền ta còn non yếu, quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc do Lư Hán vàTiêu Văn đem hàng vạn quân vào Bắc Bộ, với danh nghĩa thay mặt Đồng Minh tước khí giới quân Nhật. Thực chất đội quân này rất ô hợp, ốm đói. Họ kéo đến đóng ngập xã tôi, hết toán này đi, toán kia lại đến, nhũng nhiễu nhân dân, thấy gì cũng lấy cắp, thấy bánh xàphòng tưởng bánh kẹo cũng lấy ăn, không ăn được mới vứt đi. Một hôm họ vào một nhàở làng tôi bắt gà, tôi can thiệp, chúng đánh tôi một cái tát, tôi đến báo cho viên “Trung uý Bài trưởng” (trung uý đại đội trưởng) ông ta bắt tên lính đánh tôi phải xin loi tôi và viên trung uý tát tên lính của ông ta hai cái. Sau này tôi mới biết loại lính này mới tập hợp ở Hoa Nam, không được đào tạo giáo dục gì, cần đủ quân số vào giải giáp binh lính Nhật. Những toán lính đến sau, ăn mặc chỉnh tề vàcó kỷ luật hơn chút ít. Lúc đó có bài hát chế diễu quân Tưởng Giới Thạch như sau:
Đoàn quân Tầu ô đi, sao mà ốm thế?Vác chân phù sang ăn hại nước Việt Nam...”
Trong thời gian này tôi vẫn là Bí thư xã bộ Việt Minh, trực tiếp phụ trách thanh niên cứu quốc xã vàtham gia Ban chấp hành huyện bộ Việt Minh, thỉnh thỏang được huy động đi làm cán bộ của huyện một hai tháng như tổ chức các lớp huấn luyện, đi tuyên truyền cho việc chuẩn bị kháng chiến, tổ chức các cuộc đón tiếp lớn như đón trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng đi họp Hội nghị Phông ten nơ bờ lô (Fontainebleaux) ở Pháp về. Đồng chí về bằng tàu hoả, qua ga Lai Khê. Khi tàu dừng ở ga Lai Khê, đồng chí xuống sân ga nói chuyện với nhân dân khoảng 3 phút. Tôi thấy đồng chí mặc áo khóac bằng da, nghiêm nghị vàtrầm ngâm suy nghĩ. Đồng chí bắt tay các đại biểu ra đón, phát biểu mấy câu ngắn gọn, đại ý: “Tôi đi đàm phán với Chính phủ Pháp, họ đưa ra nhiều điều kiện bất hợp lý, nên cuộc đàm phán không có kết quả. Ta đã đưa ra những điều kiện nhân nhượng, nhưng phía Pháp cứ khăng khăng giữ ý kiến của họ... Chủ tịch Hồ Chí Minh còn ở lại Pháp ít ngày nữa để tiếp tục đàm phán với Tổng thống Pháp...”. Trông đồng chí gầy nhưng đi lại rất nhanh nhẹn, với con mắt sáng vàbộ mặt khắc khổ, da ngăm ngăm đen, mọi người vừa thương mến, vừa ca ngợi: đúng làông Đồng, “mình đồng da sắt”. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, anh Phạm Văn Đồng được Chính phủ vàHồ chủ tịch phân công phụ trách các tỉnh Nam Trung bộ, từ đèo Hải Vân trở vào. Năm 1949, anh từ Liên Khu 5 ra Bắc để nhận chức Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, gánh vác bớt công việc cho Bác. Anh qua đường Kim Thành để lên Việt Bắc. Tôi làm nhiệm vụ tổ chức lực lượng bảo vệ cho anh vượt đường số 5. (Đến tháng 2-1987 tôi được cử làm Phó Thủ tướng. Anh Phạm Văn Đồng biết tôi người Kim Thành, Hải Dương nên sau những buổi làm việc anh hay nhắc lại chuyện đi Pháp về qua Kim Thành vàchuyến vượt đường 5 để lên Việt Bắc gặp Bác. Anh còn kể lại cho tôi nghe suốt chặng đường từ Nam Trung bộ ra đến Việt Bắc, đường đi vừa dài vừa khó khăn, địch phục kích luôn...).
Tháng 1 0-1946 Hồ Chủ tịch từ Pháp trở về bằng tàu thủy. Chiến hạm Đuy-mông-tuyếcvin (Dumon-durville) chở Bác từ cảng Mácxây (Marseille) về cảng Hải Phòng. Hôm sau Bác về bằng tàu hoả. Từ HàNội xuống Hải Phòng đón Bác có cụ Nguyễn Văn Tố, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội. Từ sáng sớm ngày 21-10-1946 hàng vạn nhân dân 3 huyện Kim Thành, Thanh Hà, Kinh Môn đã đứng dọc đường số 5 vàđường sắt, tay cầm cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, suốt lừ ga Phạm Xá đến cầu Lai Vu dài 7km, để được vẫy chào Bác. Thật làmột ngày hội hiếm có kéo dọc một đoạn đường khá dài. Khi đoàn tàu chở Bác dừng lại ga Lai Khê, cụ Nguyễn Văn Tố xuất hiện đầu tiên, với bộ quần áo “Nam Phục” khăn xếp, áo dài lương, quần trắng, giầy “Ký Long”. Cụ bước xuống sân ga, thông báo cho mọi người biết, cụ Chủ tịch ở toa sau, cụ sẽ ra chào đồng bào. Chúng tôi tranh thủ cử đồng chí Phạm Tất Đạt vàba cháu thiếu nhi, cùng cụ bàQuản Khóay, lên tận toa tàu Bác ngồi để chào vàxin chữ ký. Bác ghi vào sổ vàng “Các cháu gắng học cho ngoan - Hồ Chí Minh”.
Mọi người dự lễ đón Bác ở ga Lai Khê ngóng chờ, mong được nhìn thấy Bác, vị Cha giàcủa dân tộc, bao năm bôn ba nước ngoài, nay với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, làkhách mời của Tổng thống Pháp, từ nước Pháp trở về, được toàn dân đón mừng, đặc biệt lànhững người đang chờ đợi Bác ở ga Lai Khê. Tôi vừa phụ trách tổ chức công việc cho mọi người đón Bác vui vẻ phấn khởi, vừa bảo đảm an toàn chuyến đi của Bác, vừa bận rộn giữ gìn trật tự. Ngoài ra tôi phải nhanh mắt nhìn Bác xuất hiện, vì đây làlần đầu tôi được tận mắt thấy Bác, muốn xem Bác có phải mọi bên mắt có hai “con ngươi” không? Rất nhiều người tung tin làBác “Song mục trùng đồng”.
Vừa lúc đó tàu từ từ chuyển bánh. Bác xuất hiện, vẫy tay chào mọi người. Mọi người đổ dồn vào toa tàu Bác đang vẫy tay. Tàu đi khá chậm, kéo dài mấy phút đủ để mọi người đứng gần đó nhìn thấy Bác. Bác tuy gầy nhưng rất vui tươi, tay Bác vẫy chào đồng bào cho đến lúc tàu mở tốc độ đi nhanh, rồi khuất xa. Mọi người ra về, chuyện trò vui như Tết và chỉ kể chuyện về Bác. Cụ bà Quản Khóay được Bác bắt tay, xúc động kể lại cảm tưởng sung sướng của cụ. Cụ nói: “Bây giờ có chết cũng thỏa lòng...”.
Chi bộ xã Cộng Hòa vừa mới thành lập được 6 ngày thì được giao nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn chuyến đi của Bác. Chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng của các xã, các huyện bạn, làm tốt cuộc đón Bác đầu tiên ở quê nhà. Tuy Bác chỉ đi qua thôi, nhưng đã gây một ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân xã tôi, nhất làcác em thiếu niên nhi đồng, được Bác ghi vào sổ vàng của Đội. Cuốn sổ vàng khi chiến tranh bùng nổ bị thất lạc nay không còn nữa. Thật làđáng tiếc. Sẽ không bao giờ có một vật kỷ niệm vô giá như thế đối với Đảng bộ, nhân dân xã Cộng Hòa vàcác em thiếu niên nhi đồng.
Quan hệ Việt - Pháp ngày một căng thẳng. Hải Phòng cách xã tôi có 34 km, hàng ngày luôn xảy ra xung đột. Không khí chiến tranh lan rộng. Phái đoàn Liên kiểm Việt Pháp do đồng chí Hoàng Hữu Nam (Phan Bôi) làm trưởng đoàn. Phía Pháp do Đại tá La-mi (Lamie) làm Trưởng đoàn. Phái đoàn ta qua lại Lai Khê luôn luôn vì mọi cuộc xung đột ở Hải Phòng, phải xuống dàn xếp. Khi về anh Hoàng Hữu Nam thường dừng lại ở ga Lai Khê, gặp Uỷ ban hành chính vàchi bộ xã trao đổi tình hình, nói cho mọi người cùng thấy rõ âm mưu của thực dân muốn xâm chiếm nước ta lần thứ hai. Bởi vậy mọi việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh rất khẩn trương. Trên cử anh Nam Long (tức Đoàn Văn Ưu) về chỉ đạo chuẩn bị kháng chiến trên địa bàn dọc đường 5 từ Hải Dương xuống Hải Phòng. Chúng tôi chuẩn bị mọi lực lượng chiến đấu, chuẩn bị phá đường 5, đường sắt, thực hiện “vườn không nhàtrống”. Mọi người thường gọi anh Nam Long làtướng Nam Long, dù lúc đó chưa có chuyện phong quân hàm.
Tôi là cán bộ trẻ lại nhanh nhẹn, nên việc gì cũng được giao, cũng dính vào. Tôi cảm thấy quá bận, nhưng rất phấn khởi, vì tuổi trẻ vừa sôi nổi, vừa hăng say, không thấy chiến tranh màsợ hãi, thậm chí tôi còn mong cho nó đến sớm để đánh bọn Tây một trận cho biết tay nhau, chứ để nó lấn tới màta cứ nhân nhượng thì rất khó chịu. Cho nên sách “xưa” đã dạy: “Niên thiếu lực cường, khí huyết phương cương, giới chi tại đấu” (nghĩa là: người ít tuổi, sức thì mạnh, khí huyết đang phát triển, bồng bột, nên chú ý răn dạy họ phải kiềm chế hành động quá khích).
Mọi sức lực, trí tuệ của tôi lúc đó dồn hết vào việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Kết thúc sớm hay muộn chưa biết, chỉ mong sao ta đánh thắng chúng thật nhanh để chúng khỏi nghênh ngang hàng ngày dùng xe cơ giới qua lại, thỉnh thỏang bắn vài phát súng thị uy khi xe đang chạy trên đường 5 với tốc độ cao, vài tuần lại có máy bay treo cờ 3 sọc rải truyền đơn khiêu khích quân dân ta. Đầu óc tới lúc đó cứ suy nghĩ triền miên về cuộc chiến sắp xẩy ra...

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười