Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

30/6/08

lai Vu hôm nay

Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương - triển vọng của một trung tâm công nghiệp tàu thuỷ đa năng ở miền Bắc
Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương tại xã Lai Vu - huyện Kim Thành được xây dựng trên diện tích 192,5 ha, có tổng mức đầu tư khoảng gần 400 tỷ đồng. Tại đây sẽ hình thành thêm một Trung tâm công nghiệp tàu thuỷ đa năng ở miền Bắc - nơi có vị trí chiến lược nằm kề với tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương” được Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam chính thức phê duyệt ngày 4/7/2003. Đây là một mô hình đầu tư có qui mô và ý nghĩa lớn nằm trong kế hoạch phát triển và qui hoạch tổng thể ngành cuả Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010.
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - chủ đầu tư dự án thông qua Ban Quản lý thực hiện dự án đầu tư “ Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương”. Ngày 26/11/2004 đã diễn ra Lễ bàn giao đất của UBND tỉnh Hải Dương cho Ban Quản lý dự án Cụm công nghiệp Tàu thuỷ Hải Dương.
Cơ sở hạ tầng CCN được xây dựng khá qui mô, đồng bộ và hoàn chỉnh bao gồm: Hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống đầu mối giao thông giữa CCN và tuyến đường 5 Quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nứơc, hệ thống thoát nước thải và nước mưa, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cây xanh, hệ thống rào CCN, nhà xưởng, kho bãi, nhà điều hành… (trong đó hệ thống giao thông: tuyến đường mặt chính cắt 53m, tuyến đường vành đai mặt cắt 22,5m; hồ điều hoà diện tích 1,75ha; mương thoát nước chiều dài 1075m; chiêù dài mặt QL5: 2 km; chiều dài sông bao quanh 6,5 km; đường sắt đi song song với QL5: 2 km; hai đầu Cụm công nghiệp có 2 ga xe lửa Tiền Trung và Lai Khê). Tại đây sẽ tập trung đa dạng các ngành nghề phục vụ cho phát triển Ngành Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam nói riêng và ngành Công nghiệp Việt Nam nói chung (dự kiến sẽ xây dựng trong CCN các công trình: các nhà máy đóng mới, sửa chữa container, nhà máy gia công lắp ráp xe rơmooc và xe vận tải container, nhà máy đóng tàu, nhà máy tôn mạ màu, nhà máy thiết bị an toàn tàu thuỷ, nhà máy khí cụ điện tàu thuỷ, nhà máy chiết ga và khí công nghiệp, cảng, bãi container, Trung tâm phát triển công nghệ cao và một số công trình khác…). Cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp dự kiến đựơc xây dựng khá hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại theo đúng tiêu chuẩn của một KCN kiểu mẫu- đảm bảo hạ tầng kỹ thuật gắn liền với hạ tầng xã hội. Sự hình thành Cụm công nghiệp Tàu thuỷ Hải Dương - trung tâm công nghiệp đóng tàu có qui mô của cả nước chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng cường tính hiệu quả vốn đầu tư, đồng thời kết nối tuyến vận tải đường biển và giao thông vận tải nội địa, giải quyết những vấn đề bất cập đang đặt ra trong ngành vận tải, sản xuất ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao đến nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt bên cạnh hạ tầng CCN, hạ tầng xã hội cuả CCN cũng rất được quan tâm chú trọng và phát triển đồng bộ với các hạng mục công trình: khu dịch vụ- văn hoá- thể thao- thương mại, khu nhà ở cho công nhân, trường công nhân kỹ thuật dạy nghề, hệ thống cây xanh,… sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt ngày càng cao của NLĐ trong CCN, đồng thời làm tăng sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư đến với CCN.
Mục tiêu chiến lược phát triển Cụm công nghiệp đến năm 2010 với trọng tâm được xác định là: Xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; Phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền Công nghiệp Tàu thuỷ phát triển vào bậc trung bình tiên tiến trong khu vực; Mục tiêu tới năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hoá 60% đối với các sản phẩm tàu biển đóng mới; Tập trung xây dựng mới một số nhà máy trọng điểm đóng và sửa chữa tàu lớn từ 30.000 DWT đến 100.000 DWT.
Mười tám tháng qua, dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của BLĐ Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, sự điều hành năng động, sáng tạo cuả BLĐ Ban quản lý dự án cùng với tinh thần nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm cao trước công việc của tập thể CBCNV Ban quản lý, đến nay giai đoạn 1 cuả dự án (san nền, đền bù GPMB, đường giao thông, hồ điều hoà, mương…) đã gần đi vào hoàn tất. Chắc chắn khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ hứa hẹn một sự khởi sắc mới trong ngành công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, đưa tên tuổi và thương hiệu “VINASHIN” lên một tầm cao mới, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương và của miền Bắc phát triển toàn diện./.
Lai Vu trước cơ hội lớn để phát triển.
Xây dựng cụm công nghiệp tàu thuỷ là một cơ hội lớn để phát triển kinh tế - xã hội, không phải xã nào cũng có được. Nhưng do chưa nhận rõ lợi ích to lớn mà dự án này đem lại, một số hộ dân ở xã Lai Vu (Kim Thành) vẫn chưa nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng, gây khó khăn cho việc triển khai xay dựng cụm công nghiệp tàu thuỷ. Lẽ nào trong hào bình xây dựng, truyền thống cách mạng anh dũng, hy sinh của người dân Lai Vu không được phát huy?
Suốt chặng đường dài đấu tranh cách mạng, nhân dân xã Lai Vu (Kim Thành) đã đóng góp nhiều sức người, sức của góp phần cùng cả nước giành lại độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Với thành tích vẻ vang, ngay từ năm 1995, xã Lai Vu đã là một trong số ít xã của huyện Kim Thành vinh dự được đón nhận danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng: 'Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân'.
Trong thời kỳ đổi mới, nhân dân Lai Vu lại chung sức, chung lòng theo Đảng, phát huy mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống. Xã Lai Vu đã hoàn thành bốn mục tiêu là 'điện - đường - trường - trạm' ngay từ năm 1995. Bây giờ, hầu hết các hộ trong xã đã có nhà mái ngói, mái bằng, mua sắm nhiều thiết bị, tư liệu sản xuất như xe công nông, máy xay xát thóc, máy cày, xe máy và và phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Đồng thời, xây dựng trường học kiên cố đủ chỗ học cho con em trong xã... Có được một miền quê khang trang đổi mới như ngày nay, lớp lớp các thế hệ nông dân Lai Vu đã nối tiếp nhau phát huy truyền thống giàu lòng yêu nước, biết hy sinh vì nghĩa lớn, vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ, biết đoàn kết, hợp sức vươn lên giành thắng lợi cả trong kháng chiến và xây dựng quê hương đất nước.
Ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không ngừng đó của đảng bộ và nhân dân xã Lai Vu, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tin tưởng dành sự ưu ái đặc biệt đối với một miền quê cách mạng bằng việc đầu tư xây dựng một cụm công nghiệp tàu thuỷ vào loại lớn nhất cả nước tại đây, nhằm tận dụng đường giao thông thuỷ, bộ để phát triển kinh tế cả tỉnh, đặc biệt là kinh tế thị trấn Lai Vu trong tương lai. Đây là một cơ hội lớn để phát triển kinh tế - xã hội không phải xã nào cũng có được. Dự án Cụm công nghiệp Tàu thuỷ Hải Dương thuộc địa bàn xã Lai Vu là dự án kinh tế có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh ta và cũng là dự án chiến lược lớn của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Khi hoàn thành, cụm công nghiệp hiện đại này sẽ có các nhà máy đóng tàu, đóng công-ten-nơ, lắp ráp sơ-mi-rơ-moóc, xây dựng một trường đào tạo khoảng 1.000 công nhân kỹ thuật, có khu dịch vụ - thương mại, khu văn hoá - thể thao và các công trình phụ trợ cần thiết khác... Cụm công nghiệp sẽ tạo việc làm cho khoảng 20 nghìn lao động, trong đó có 11 nghìn lao động trình độ phổ thông. Khi Cụm công nghiệp tàu thuỷ Lai Vu đi vào hoạt động sẽ đem lại lợi ích kinh tế, xã hội to lớn. Riêng xã Lai Vu, lúc đó sẽ có điều kiện chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc biệt phát triển mạnh kinh tế dịch vụ, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp.
Để triển khai dự án đúng kế hoạch, thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh, huyện và xã Lai Vu đã tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân về lợi ích của dự án, về mức đền bù, về tuyển lao động của xã vào làm việc tại các nhà máy của dự án..., đồng thời triển khai các bước giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng các hạng mục công trình dự án. Công việc tưởng như sẽ suôn sẻ vì lợi ích của dự án đã rõ ràng, thế nhưng đến nay việc giải phóng xong mặt bằng vẫn còn vướng mắc.
Theo UBND huyện Kim Thành, đến nay mới có 716 hộ trong số 1.160 hộ trong diện được bồi thường đất ký nhận tiền bồi thường, chiếm 61,6%. Dự kiến tuyển 300 lao động trẻ ở Lai Vu đi đào tạo nghề để sau này về làm việc ở cụm công nghiệp, nhưng đã hết hạn nộp hồ sơ, mới chỉ có 92 lao động đăng ký đào tạo đợt đầu. Tình hình trên gây rất nhiều khó khăn trong thực hiện xây dựng xây dựng cụm công nghiệp. Việc đào tạo nghề thực hiện chậm cũng sẽ là thiệt thòi đối với chính người dân trong xã. Tâm tư của gần 40% số hộ nông dân xã Lai Vu chưa nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng là gì?
Tại buổi tiếp xúc gần đây, một số bà con ở Lai Vu nêu lên nhiều ý kiến, kiến nghị, tựu trung là diện tích đất thu hồi lớn, một số hộ mất 100% ruộng canh tác và giá bồi thường đất chưa thoả đáng. Việc giải quyết lao động tại địa phương cũng chưa rõ ràng (?). Chúng tôi đã có một số cuộc chuyện trò với bà con ở đây và biết được một nguyên nhân khá căn bản (chủ yếu là tâm lý và thói quen trong đời sống đã thành nếp trong tư duy) dẫn đến những khó khăn trên. Họ cho rằng, đời sống nông thôn Lai Vu vốn ổn định và chưa bao giờ người nông dân nghĩ mình phải xa rời cây lúa và đồng đất cha ông để lại. Do đó, việc tìm nghề mới hoặc xây dựng nghề mới để phát triển kinh tế là sự thay đổi rất lớn trong nhận thức và rất cần có thời gian để quen dần. Ông Bùi Hữu Dương ở thôn Quyết Tâm, là một trong những người đã nhận tiền bồi thường vào cuối tháng vừa qua nói: Thời gian dành cho việc tuyên truyền, vận động của xã đối với nông dân trước khi thu hồi đất quá ngắn và chưa thấu đáo. Sau nhiều ngày tự tìm hiểu các quy định của pháp luật, tôi thấy việc chấp hành chủ trương của cấp trên là đúng đắnvà lúc này tôi mới nhận tiền bồi thường. Mặc dù gia đình tôi bị thu hồi 5 sào ruộng nhưng vẫn còn 2 sào để sản xuất rau màu và 1 ao thầu lớn đang nuôi thuỷ sản. Tôi sẽ dùng số tiền bồi thường trên để đầu tư tiếp vào ao thầu nuôi cá.
Một nông dân khác hiện chưa chấp nhận việc thu hồi đất nói: 'Chúng tôi cần có văn bản chính thức về việc nhận con em chúng tôi vào làm việc sau này ở cụm công nghiệp'.
Thực tế, với mức đền bù đất dành cho cụm công nghiệp như hiện nay đối với xã Lai Vu là khá cao, bằng ở TP Hải Dương. Mức đền bù bình quân là 36.850 đồng/m2, bao gồm kinh phí bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp 19.300 đồng/m2 , kinh phí hỗ trợ việc làm 6.700 đồng/m2, kinh phí ngân sách xã thu từ đền bù đất chuyên dùng và công điền hỗ trợ thêm 7.350 đồng/m2 và trích từ quỹ này 3.500 đồng/m2 cho các hộ dân nhận tiền đợt đầu. Bên cạnh đó, xã cũng hộ trợ các cháu nhỏ chưa được chia ruộng khoảng 3 triệu đồng/cháu... Đối với một số hộ dân mất 80% đến 100% ruộng canh tác, tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan và huyện Kim Thành nghiên cứu đổi đất của các hộ dân không phải dành đất cho cụm công nghiệp cho các hộ không còn đất sản xuất nói trên để duy trì nghề nông nghiệp cho bà con. Lai Vu còn 30 ha đất ngoài bãi, xã sẽ xây dựng sớm khu chuyên canh nông nghiệp chất lượng cao dành cho nông dân thiếu ruộng. Về giá bồi thường đất, UBND tỉnh chỉ đạo: Cơ quan Nhà nước và nhân dân phải thực hiện đúng quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Do đó, giá đất sẽ không thay đổi. Về giải quyết lao động và việc làm, các sở, ngành đang tập trung cao độ để đào tạo nghề, đưa các dự án việc làm về xã... Bước đầu tỉnh đã tuyển 90 lao động tại xã tuổi từ 18-35 đi đào tạo nghề kỹ thuật để sau này vào làm việc tại cụm công nghiệp. Mỗi học viên đi học sẽ được hỗ trợ khoảng 1 triệu đồng nếu đào tạo tại tỉnh. Hiện nay, 50 lao động đang đào tạo chuẩn bị vào làm việc tại Công ty cổ phần May 2 Hải Dương (TP Hải Dương). Ngoài số lao động được đào tạo, tuyển dụng vào làm việc trong cụm công nghiệp, huyện Kim Thành và UBND xã Lai Vu chuẩn bị tổ chức cho nông dân đi tham quan các làng nghề, sau đó sẽ mở lớp đào tạo nghề móc len sợi xuất khẩu, mây giang xiên để sản xuất tại xã...
Để dự án Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương sớm được triển khai thực hiện, các ngành chức năng của tỉnh, của huyện và xã Lai Vu dưới sự lãnh đạo tập trung và chặt chẽ của cấp uỷ, chính quyền các cấp sẽ cùng 'vào cuộc' để giúp những hộ dân còn lại ở Lai Vu nhận thức đầy đủ hơn về lợi ích và trách nhiệm thực hiện dự án.
Nhớ lại những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Lai Vu đã tự nguyện hy sinh quyền lợi cá nhân, thậm chí tính mạng để góp sức giành chiến thắng. Giữa lúc máy bay quân thù đang gầm rít trên đầu, anh Bùi Ngọc Chước lao ra trận địa để tải thương và đã bị bom thù sát hại. Chị Bùi Thị Tính lao vào trận địa tiếp tế đạn cho bộ đội chiến đấu và hy sinh ngay bên mâm pháo. Nông dân Lai Vu đã ủng hộ bộ đội hơn 3 tấn gạo, gần 2 nghìn kg thịt, hơn 2,6 nghìn kg rau, hoa quả... Và bây giờ, Lai Vu tiếp tục nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vừa phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, vừa thực hiện tốt nghĩa vụ của những công dân trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Việc giải phóng mặt bằng cho Cụm công nghiệp tàu thuỷ Hải Dương tại Lai Vu đang khó khăn, là một thử thách mới đối với đảng bộ và nhân dân Lai Vu.
Mỗi người dân Lai Vu cần nhận thức rõ xây dựng cụm công nghiệp tàu thuỷ là cơ hội lớn để quê hương mình phát triển nhanh chóng, phải đặt lợi ích cá nhân mình, gia đình mình trong lợi ích chung của cộng đồng và của quốc gia, khẩn trương thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng xây dựng cụm công nghiệp lớn của đất nước. Lẽ nào, trong hoà bình xây dựng, nhiệm vụ chính trị của Lai vu lại không được thực hiện suôn sẻ như những năm kháng chiến đầy gian khổ, đau thương../

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười