Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

2/3/09

Lịch sử làng Muống hay làng Dưỡng Mông

DI TÍCH LỊCH SỬ
Làng Muống hay Dưỡng Mông với cái tên nôm na thân thiết mến yêu đã mang trong mình đầy huyền thoaị, sức sống tràn trề. Bao nhiêu vị dù sôi động hay lạng lẽ, không kể gì mất mát đau thương, đã đem tấm thân quắc thước của thời xa xưa, hay cận đại để cùng các vị anh hùng dân tộc giữ gìn non sông đất nước. Sông Trà Xuyên chi lưu của Lục Đầu giang xuôi về mang nặng phù sa mầu mỡ bồi đắp lên biết bao xóm làng thân yêu. Những cánh đồng mầu mỡ xanh mượt lúa khoai êm đềm hiền dịu ngọt ngào như dòng sữa mẹ kính yêu.
Xưa kia tổ tiên ta đến nơi đây khai phá đất đai định cư lập nghiệp, chốn này đầm lầy chua phèn, lau sậy mọc đầy. Tổ tiên ta phải chống chọi với thiên nhiên nghiệt ngã để kiến tạo quê hương cuộc sống theo hướng đi lên, luôn luôn thay đổi theo lịch trình tiến hoá của nhân loại. Biết bao cái đẹp đẽ đã đi vào quá khứ nhường chỗ cho cái tôn tạo tiến triển theo sự phát triển của lịch sử, sức của con người thật vĩ đại, cứ nối tiếp như dòng đại lưu không bao giờ cạn.
Vào trước thời nhà Lý Công Uốn đã có một dòng họ đến đây để khai phá, kiến tạo quê hương trên mảnh đất này, đó là: họ Vương, họ Phạm, họ Vũ, họ Nguyễn với số người ít ỏi, vật chất hiếm hoi, cây trồng trên đất chưa thuần thục, họ phải cấy rau muống để ăn. Từng ngày, bữa cơm thanh đạm, chưa đủ no, nên rau muống là Dưỡng Mông thật là ấp áp đậm tình thôn dã. Thế rồi thời gian tiếp nối thời gian, số người đến đây lập nghiệp tăng dần và đông đủ hơn, cứ lấn đất khai hoang được đến đâu tưng cánh đồng được đặt tên mang đậm mầu sắc của quê hương, những cái tên như huyền thoại nhưng đầy điền dã: Đồng Công, Đầu Cầu, Đống Núi, Đống Ông và còn có các rộc Cò, rộc Ma, rộc Mét, rộc Sâu, rộc Gếch, rộc Sí, có đầm Đông, đầm Am, rồi mả Bến, vườn sau, giếng gạch, nhà tầng.... đó chỉ là một phần những sự tích công lao của các cụ xưa kia, nó là cái phôi của làng xóm cho cháu con bây giờ.

Nhìn lại mảnh đất quê hương, ông cha khai phá ngàn năm có lẻ, ngày nay thật là trù phú, đâu còn cảnh lều tranh lúp thúp ngọn đèn dầu leo lét như xưa, cái tên làng Muống đã trưởng thành qua nhiều triều đại, nhất là thời đại Hồ Chí Minh, làng Muống đã vươn lên kỳ diệu, những mái ngói đỏ tươi đứng xen với cây ăn quả, những căn nhà hiên ngang bên luỹ tre làng xanh mượt tình quê, thôn xóm ngày nay lưới điện dọc ngang, đêm đêm ánh điện toả sáng lung linh thật đúng như lới Bác Hồ đã nói: phải điện khí hoá nông nghiệp nông thôn, để đưa nông thôn thoát khỏi cảnh nghèo khổ, khoảng cách thành thị nông thôn ngày càng được rút ngắn. Cuộc sống tinh thần, trình độ dân trí càng được nâng cao, quê hương ta đã góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp lớn lao của đất nước.

Thôn Dưỡng Mông qua bao thế hệ đã sản sinh ra các vị anh hùng làm lên sự nghiệp, trong đó có ba vị hiển thánh, đó là:

Đệ Nhất Thánh tổ họ Vương Thiên Huệ, đại thánh Đông Sơn Tuệ Nhẫn từ giác Quốc sư.
Đệ Nhị Thượng đẳng linh thần thái miếu mã bến Phạm Công Huý Lỗ rạng 14/10 âm lịch.
Đệ Tam Thượng đẳng phúc thần Rực Bao Trung Hưng thái miếu thiên lâu Nguyễn Công Huý.
THỜI THƠ ẤU _THÁNH TỔ ĐÔNG SƠN

Thánh tổ Đông Sơn thời thơ ấu, thánh phụ Huý Vương Quý Lan, Thánh mẫu họ Hoàng, ưu bà di khi các dòng họ về mảnh đất làng Muống định cư lập nghiệp. Thời dòng họ Vương cũng về lập nghiệp ở xứ vườn hồng là khu đất cao hơn các khu vực khác bây giờ (xóm vườn Hồng là tờ chỉ cũ và khu vườn tiếp cận). Thánh phụ mẫu rất mực siêng năng, trung thực đức độ hài hoà, Thánh mẫu phúc hậu hiền triết song Thánh phụ Thánh muộn sinh, rồi một đêm thánh phụ mẫu trằn trọc khó ngủ mãi đến nửa đêm mới chợp mắt ngủ được một lúc thời có một vị thần nhân phong độ quắc thước hiền hoà báo mộng cho thánh phụ rằng: Đến năm Quý Dậu sẽ sinh Thánh - Trỉ, hương hoả vô cùng giả dã, từ đó Thánh phụ Thánh mẫu khởi tâm lành ngày đêm cầu nguyện, mong mỏi sẽ được như lời báo mộng, quả nhiên phúc lớn đã đến, cả hai thánh phụ thánh mẫu cùng phát tâm lớn làm phúc bố thí.

Đến năm Quý Dậu, triều vũ Lý Huệ Tông thánh tổ ra đời, hình dung tuấn tú khác thường, được song thân thánh tổ chăm sóc đầy đủ, thánh tổ lớn lên thể hiện tính thông minh quảng bác, đến năm tám tuổi không may phụ thân thánh tổ lâm bệnh, thánh tổ cùng mẫu thân chăm sóc thuốc thang song bệnh tình không khỏi, đến ngày 27 tháng 11năm Tân Tỵ thánh phụ đã mất. Thánh mẫu cùng họ hàng làng xóm làm lễ an táng thân phụ ở đường vua xứ Mã bến, tuy cảnh nhà thanh bạch nhưng mọi người trong xóm họ, xóm làng giúp đỡ nhiệt tình nên gọn gàng chu đáo. Bao công việc nặng nhọc một mình thánh mẫu không thể đảm đương gánh vác nổi, lại lâm vào cảnh kinh tế ngặt nghèo, sau bao ngày đêm đắn đo suy nghĩ nhận thấy một mình không thể làm ra đủ kinh tế để nuôi con, người đành gửi con sang cho người em ruột là ông Hoàng Công Độ nuôi cho. Nhưng bởi lẽ đời còn nhiều ngang trái, Thánh tổ tuy tuổi hãy còn niên thiếu, nhưng đức tính thông minh lễ độ và hiếu học, từ ngày về ở cùng cậu mợ được cậu mợ giao cho chăn giắt một con bò, kèm theo cái giỏ để bắt cáy, bò được người thả vào khu triềng đồng công và bắt thêm giỏ cáy, món ăn của bữa trưa là gói rau muống luộc mấy củ khoai lang, còn đến chiều về nhà mới có cơm ăn, ngày ngày chăn bò bắt cáy khi đầy giỏ còn khi vơi giỏ người lại lên đường ở giữa cánh bãi nghỉ ngơi (sau làm am kỷ niệm nơi phong sinh cáy gọi là đầm Am). Cứ như vậy ngày tháng lặng lẽ qua đi Thánh tổ suy tư, tại sao cậu mợ không cho mình đi học, lòng buồn rười rượi chỉ ước ao được đến học thầy đồ. Song ước mơ đó đâu được nên có mấy câu ca dao:

Con cậu cậu cho học nho

Cháu cậu, cậu bắt chăn bò, chăn trâu

Hai sương một nắng giãi dầu

Ăn ở chẳng được cháu hầu tha phương.

Đến mùa hè năm Quý Mùi, thánh tổ bắt được đầy giỏ cáy lại lên đường để nghỉ, do trời nắng nóng nên cáy trong giỏ ngột ngạt sàu bọt ra ngoài rất nhiều, khi thánh tổ nhìn đến giỏ cáy thấy như vậy người cảm động thương xót, người bèn phóng sinh ra hết, chiều tối cho bò về chuồng, người nợ không thấy giỏ cáy như, người mợ hỏi:

Sao không bắt cáy? Thánh tổ khiêm tốn trả lời có bắt được đầy giỏ cáy song vì chúng bị nhốt trong giỏ, chúng khóc ra nhiều nước mắt, nên cháu động lòng thương thả phóng sinh ra hết cho chúng sống cả rồi, đó là lòng từ bi của thánh tổ. Người mợ nổi giận nói: từ mai trở đi tao không nuôi nữa, lớn rồi đi làm lấy mà nuôi thân. Để tỏ lòng tự trọng, thánh tổ liền rời khỏi nhà cậu mợ đi tìm thân mẫu, vì sau khi thánh tổ sang ở với cậu mợ rồi thánh mẫu đi làm ăn phiêu bạt lên mãi đất ma há bình quân huyện Cẩm Giàng, người bán quán nước chè xanh để kiếm kế sinh nhai. Thánh tổ lận đận đi tìm nhưng chưa thấy thân mẫu, người bèn ghé vào một nhà buôn tre nứa ở đất Hải Dương dò hỏi chủ nhà lân la hỏi chuyện. Được biết thánh tổ đi tìm mẹ mà chưa biết chỗ ở, chủ nhà ngỏ lời mượn thánh tổ giúp việc, người nhận lời. Từ hôm đó trở đi, ngày ngày chỉ có việc rửa tre nứa để bán, thánh tổ siêng năng cần mẫn nê chủ nhà rất quý mến. Một hôm rửa nứa cuối bè thấy một cây kim trúc thánh tổ đếm dài bảy mươi đóng liền cất vào nơi kín đáo, đến hết buổi làm thánh tỏ ngỏ lời xin thôi việc để đi tìm mẫu thân, chủ nhà bằng lòng. Thánh tổ nói: công xá ông bà chủ trả như vậy là hài hoà, quần áo đủ mặc, cơm được no nê, nay đi tìm mẫu thân chỉ xin ông bà chủ cây nứa, vợ chồng chủ bè vui vẻ cho ngay. Thánh tổ bèn cắt ra bó lại gánh đi.

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười