Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

2/3/09

Phạm Đình Hổ - Một danh nhân văn học Việt Nam



Phạm Đình Hổ tự là Kiều Niên, hiệu là Đông Dã Tiều, còn được gọi là cụ Tế Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương).
Cha của ông tên là Phạm Đình Giáp, hiệu là Diệc Hiên tiên sinh, giỏi cả văn lẫn võ và thông thạo lý số. Tuy đi thi nhiều lần nhưng chỉ đỗ Hương cống. Sau mở trường dạy học cả văn lẫn võ ở Thăng Long. Trong số học trò có nhiều người đỗ đạt cao trở thành những bậc danh thần như Nguyễn Bá Tông, Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Đăng Thọ, Vũ Hoàng Lượng, Vũ Tông Diễm, Phan Lê Phiên... Năm 1756, thi đỗ khoa Tuyển cử, được bổ vào làm việc trong phủ Chúa, rồi thăng dần lên Hiến Sát Phó Sứ xứ Sơn Nam, rồi Tuần phủ sơn Tây. Năm 1778 được thăng Hoằng Tín Đại phu Thái bộc Tự khanh.

Mẹ của ông là bà Phạm Thị Xuyến, cháu nội của Bảng nhãn Phạm Quang Trạch người làng Đông Ngạc (nay là thôn Đông Ngạc, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội).
Phạm Đình Hổ sinh ra trong thời loạn lạc, bản thân lại luôn ốm đau, bệnh tật nên ông rất lận đận trên đường thi cử, dự 3 khóa thi thời Gia Long cũng chỉ đỗ Tú tài. Do có trình độ học vấn uyên bác nên đến năm 1821, ông được vua Minh Mệnh đặc cách bổ nhiệm làm Hàn Lâm viện Biên Tu, tước Bình Phong Bá. Đến năm 1826 lại thăng lên chức Hàn Lâm viện Thừa chỉ, tước Bình Phong Bá với lời khen : “Văn học vượt trội, tính tình ngay thẳng, không xu phụ quyền trọng, thật đáng khen ngợi”. Sau đó hơn một tháng lại thăng tiếp lên chức Tế tửu Quốc Tử Giám kiêm Thị giảng Học sĩ (đây là một trường hợp rất đặc biệt, một người chỉ có học vị Tú tài lại được cử làm Hiệu trưởng một trường Đại nho học xưa !). Sau đó không lâu, ông xin về dưỡng bệnh. Ông mất năm 1839 tại quê nhà, hưởng thọ 72 tuổi.

Ông đã để lại nhiều tác phẩm văn thơ, nghiên cứu nổi tiếng, có nhiều giá trị thực tiễn như: Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục, Quần thư tham khảo, Châu Phong tạp thảo, Đông Dã học ngôn thi tập...

Trong những ngày sống lưu lạc ở quê ngoại (tức làng Đông Ngạc), năm Kỷ Dậu (1789) ông có viết bài thơ Đông Ngạc lữ trung như sau:

Phiên âm:

Đông Ngạc lữ trung


Nhị thập niên lai nhất lữ nhân

Đông phong hồi thủ lệ chiêm cân

Gia hương phao trịch nan vi hiếu

Ky lữ bôn trì chỉ vị bần

Khách lý hựu phùng mai vũ(1) dạ

Sầu trung do mộng cố viên xuân

Hà đương quy phỏng Lâm Đường(2) cảnh

Tọa thính tùng cầm đối bạch vân.

--------
(1) Mai vũ: chỉ đêm mưa đầu mùa hạ
(2) Lâm Đường: tên một địa danh ở quê Phạm Đình Hồ

Dịch thơ:

Trọ ở Đông Ngạc


Hai chục năm rồi một lữ nhân

Gió Đông ngoảnh lại lệ đầy khăn

Quê hương vứt bỏ khôn là hiếu

Đất khách đi về chỉ tại bần

Mai vũ đêm mưa nơi ở trọ

Vườn xưa mơ cảnh cõi sầu đăm

Làm sao trở lại thăm Lâm cảnh

Ngồi ngắm thông reo mây với trăng

(Người dịch: Phạm Quang Đại)

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười