Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

18/6/11

Hải Dương, những ngày cuối tháng 12 năm1946

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền cách mạng mới được xây dựng từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, nhà nước non trẻ vừa mới ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn về kinh tế, xã hội, đất nước bị các thế lực đế quốc phản động, bao vây và chống phá quyết liệt. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn, những tháng cuối năm 1946 thực dân Pháp ráo riết thực hiện bằng được dã tâm cướp nước ta một lần nữa. Chúng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn (20-11-1946) và đổ bộ hàng nghìn quân lên Đà Nẵng (18-12-1946), rồi gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta, đòi tước vũ khí của tự vệ Thủ đô Hà Nội và khước từ mọi tiếp xúc thương lượng.
Bia chiến thắng, trận chiến đấu của quân và dân TP Hải Dương tại khu vực Trường con Gái đêm 21 - 12- 1946
Ở Hải Dương, những ngày đầu tháng 12-1946 lính Pháp đã cùng những tên tay sai cũ ra sức gây rối, phá hoại trật tự an ninh trên đường phố, chúng tăng cường chuẩn bị chiến tranh, củng cố các vị trí đóng quân, xây thêm nhiều công sự, đắp nhiều ụ đề kháng chiến. Chúng đặt sở chỉ huy tiểu đoàn và 1 đại đội ở Nhà máy Chai, 1 đại đội ở khu vực Ngân hàng Nông khố, 1 trung đội ở trường Con gái, 1 trung đội ở đầu cầu Phú Lương và 1 bộ phận đóng tại cầu Lai Vu...
Trong thời điểm lịch sử đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) vào 2 ngày 18 và 19-12-1946 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên toàn quốc. Đêm ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".
Đáp lời kêu gọi "Toàn dân kháng chiến" của Trung ương Đảng và "Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Hải Dương cũng đã nhất tề đứng lên đánh thực dân Pháp xâm lược.
Khoảng 20giờ 40' ngày 19-12-1946, đúng giờ quy định chung của Mặt trận, tự vệ thị xã Hải Dương (do các đồng chí: Mai Văn Tập và Đỗ Văn Vết) nổ mìn phá huỷ bốt Điện ở cống Ba Cửa, cắt nguồn điện của thị xã, làm quân địch hoang mang, lúng túng. Liền sau đó, các chiến sỹ tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 44), các đơn vị cảnh vệ, tự vệ chiến đấu đã đồng lọat tổ chức tiến công cả ba nơi: Máy chai, Nhà Nông phố, Trường con gái ... , nhưng không có kết quả.
Tại cầu Lai Vu, địch có 1 trung đội đóng ở đầu cầu phía Kim Thành. Các đơn vị được giao nhiệm vụ đã có kế hoạch đánh địch cụ thể nhưng do sự phối hợp giữa các lực lượng vệ quốc đoàn và tự vệ chưa chặt chẽ nên trận đánh không thành công, yếu tố bất ngờ không còn, lực lượng của ta buộc phải phóng hoả đốt cầu rồi rút lui.
Tại cầu Phú Lương, cũng ngay từ giờ phút đầu của cuộc tiến công, các chiến sỹ Vệ quốc đoàn, tự vệ thành Hải Dương và tự vệ xã Ái Quốc (nay là thành phố Hải Dương ) đã đồng loạt nổ súng đánh địch. Tại đây quân địch được pháo binh từ vị trí Máy chai đã chống trả quyết liệt, ta và địch giành giật nhau từng thước cầu. Đêm 21-12 ta đã tiêu diệt được trung đội bảo vệ cầu.
Rút kinh nghiệm qua mấy ngày chiến đấu, ngày 22 tháng 12, Ban Chỉ huy Mặt trận đã quyết định "Tạm thời tránh chỗ mạnh, tập trung quân đánh chỗ yếu". Thực hiện Quyết định này, khoảng 20giờ cùng ngày quân ta lại tiến công vị trí trường Con gái- nơi yếu nhất trong 3 vị trí địch đang cố thủ ở thị xã Hải Dương. Tại đây đồng chí Đặng Quốc Chinh đã dũng cảm xông lên châm lửa đốt mìn, đánh sập tường cho quân ta tiến vào. Vừa đánh ta vừa dùng tiếng Pháp kêu gọi địch đầu hàng. Khoảng 23giờ, địch đầu hàng, quân ta tiêu diệt và bắt gọn 1 trung đội lính Âu Phi và thu toàn bộ vũ khí. Trước thắng lợi giành được, Ban Chỉ huy mặt trận vạch kế hoạch, tổ chức đội hình, xây dựng lực lượng, tiếp tục tấn công vào Nông khố đêm 23-12-1946. Cũng trong ngày 23 tháng 12, ta lại tổ chức tiến đánh cầu Phú Lương lần 2, lần này ta diệt thêm một tiểu đội, số còn lại hoảng hốt nhảy xuống ca nô tháo chạy. Cuộc chiến đấu diễn ra nhanh, mất cầu Phú Lương, bọn địch trong thành Hải Dương không hề hay biết. Nhằm bảo toàn lực lượng, chuẩn bị chiến đấu lâu dài, chiều ngày 24-12-1946, Tỉnh uỷ và Ban Chỉ huy Mặt trận tỉnh quyết định rút toàn bộ lực lượng ra khỏi thị xã.
Qua 1 tuần chiến đấu trong thành phố Hải Dương và các vùng phụ cận, quân và dân ta đã giành được thắng lợi quan trọng: đánh 25 trận lớn nhỏ, phá huỷ 2 vị trí địch, tiêu diệt 83 tên, bắt sống 21 tên, phá huỷ 2 xe cơ giới, 1 ca nô, thu 17 dù tiếp tế, 1 súng Bazôka, 1 đại liên, 2 trung liên, 21 tiểu liên, 20 hòm đạn cùng nhiều quân trang quân dụng khác. Những ngày chiến đấu trong thành phố tuy không dài, nhưng đã tạo điều kiện để các cơ quan và nhân dân sơ tán, vận chuyển tài liệu, kho tàng máy móc ra khỏi vùng chiến sự, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Thắng lợi của những ngày chiến đấu cuối tháng 12 năm 1946 ở Hải Dương đã góp phần vào thắng lợi chung của cả nước trong những ngày đầu kháng chiến, làm thất bại từng bước âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp.
Phạm Thị Thanh Thuỷ
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương.

Bài đăng trên Tạp chí KHCN&MT số 6/2010

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười