Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

18/6/11

Ngôi trường gần 100 năm tuổi cần được lưu giữ

Trong cuộc đời mỗi người nếu từng được cắp sách đi học, ai cũng có một ngôi trường để yêu, để tự hào và để nhớ. Có một ngôi trường đã nuôi dưỡng trí tuệ, tâm hồn cùng nhân cách của biết bao nhiêu thế hệ nhà giáo và học sinh huyện Kim Thành, Hải Dương là Trường tiểu học Thanh Liên. Đây là một trong những ngôi trường lâu đời nhất trên địa bàn tỉnh Hải Dương và trên địa bàn cả nước.
Trường tiểu học Thanh Niên
Trường tiểu học Thanh Liên hiện nay là Trường mầm non xã Cộng Hoà, huyện Kim Thành, Hải Dương là ngôi trường được xây dựng vào những thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ trước theo lối kiến trúc của Pháp. Theo văn bia chữ Hán do tiến sĩ tổng đốc tỉnh Hải Dương lúc bấy giờ biên soạn còn lưu giữ tại trường cho biết: Trường tiểu học Cộng Hoà hay còn gọi là Trường tiểu học Thanh Liên, ngày mới xây dựng có tên là Thanh niên Pháp Việt Trường.
Trường được xây dựng và khánh thành năm 1924 với số kinh phí khoảng 2.200 đồng tiền Đông Dương, nguồn chủ yếu do nhân dân các xã Lai Vu, Cổ Dũng, Thượng Đỗ, Vũ Xá, Thanh Liên, Lai Khê cùng một số quan lại địa phương quyên góp. Tổng diện tích của Trường trên 2600m2, trong đó mặt bằng xây dựng là 1800m2 với 3 phòng học, mỗi phòng rộng khoảng 60m2, vườn trường rộng hơn 800 mét vuông.
Sau khi đưa vào sử dụng, Trường tiểu học Thanh Liên đã thu hút không riêng gì học sinh của huyện Kim Thành mà còn rất nhiều học sinh trong những xã, huyện lân cận về học như Kinh Môn, Nam Sách . . . học sinh học ở Trường Tiểu học Thanh Liên sau khi tốt nghiệp là có thể đi cơ thuỷ, làm hương sư, hoặc có thể lên học tiếp tại các thành phố lớn. Cũng nhờ có trường học ngay tại địa bàn mà trình độ dân trí của người dân xã Cộng Hoà đã từng bước được nâng cao. Đây cũng là xã nổi tiếng khắp vùng là nơi có nhiều giáo viên, học sinh.
Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, do điều kiện chiến tranh trường bị đóng cửa. Thực hiện lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" của Bác Hồ, nhiều thầy giáo và học sinh của Trưưòng tiểu học Thanh Liên tham gia kháng chiến, góp phần làm nên "Tiếng sấm đường 5", là nỗi khiếp sợ của thực dân Pháp. Sau khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc năm 1954 ngôi Trường tiểu học Thanh Liên sớm được khôi phục và đổi tên thành Trường cấp II Cộng Hoà. Vào những năm này, một thực trạng dễ nhận thấy trong cư dân địa phương, cũng như ở nhiều nơi trong tỉnh là nạn mù chữ khá phổ biến. Với bề dày thành tích công tác giáo dục và phục vụ kháng chiến cứu quốc; với ưu thế về cơ sở vật chất lại có đội ngũ giáo viên nhiệt tình công tác và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, Trường Thanh Liên đã tích cực tham gia phòng trào "diệt dốt", dạy chữ, rèn người, góp phần vào thắng lợi chung của công tác giáo dục ở huyện Kim Thành và của tỉnh. Cũng từ ngôi trường này, nhiều người đã học lên đại học, trên đại học và có người đã trở thành nhà khoa học, cán bộ trung, cao cấp của Đảng và nhà nước, làm việc ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên khắp mọi miền của Tổ Quốc. Điển hình trong số học sinh đã thành đạt phải kể đến như Ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, Ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao . . . Theo ông Nguyễn Đình Chản, một cựu học sinh của trường cho biết: " Khi khánh thành trường, thống xứ Bắc Kỳ lúc bấy giờ đã trực tiếp về cắt băng khành thành, tôi đã chứng kiến ngôi trường này đào tạo ra hàng nghìn học sinh, đặc biệt đã học trường này ra thì nói tiếng Pháp rất giỏi. "
Tuy nhiên, thật đáng tiếc vào những năm 90 của thế kỷ trước, do đã hơn 80 năm xây dựng lại trải qua điều kiện chiến tranh, bão, lũ... ngôi Trường bị xuống cấp nghiêm trọng, xung quanh trường bị sụt lở, nhiều chỗ bị loang lổ, biến dạng đất đai bị lấn chiếm, tường rào bị phá, không còn cảnh quan của ngôi Trường tiểu học Thanh Liên ngày xưa. ...
Đầu năm 1997 chính quyền xã Cộng Hoà đã đầu tư tôn tạo lại trường tiểu học Thanh Liên và xây dựng thành Trường cấp II Cộng Hoà. Xã đã thu hồi toàn bộ số đất đai của trường bị lấn chiếm để giải phóng mặt bằng và quy hoạch lại, nâng cấp nôi trường khang trang bằng nguồn ngân sách nhà nước và một phần đóng góp của nhân dân địa phương trên địa bàn và những người con quê hương xã Cộng Hoà đang làm ăn ở mọi vùng miền trong nước. Kết quả Trường đã được đưa vào sử dụng với diện tích mới lến đến gần 3 nghìn mét vuông. Tuy vậy, chỉ sau mấy năm sử dụng, quy mô của Trường Thanh Liên không còn phù hợp, do số học sinh có nhu cầu học tại trường ngày càng tăng, xã đã đầu tư xây dựng ngôi trường cấp II mới với quy mô lớn hơn.
Do ngôi trường đã xuống cấp nên xã đã cho xây dựng trường mầm non ngay trong khuôn viên của ngôi trường cũ. Từ đó đến nay ngôi trường gần một trăm năm tuổi bị đóng cửa, bỏ hoang, ngày càng xuống cấp và đang có nguy cơ bị xoá sổ.
Nhìn cảnh ngôi trường đã dạy mình từ những nét chữ đâu tiên đang có nguy cơ không còn nữa, ông Nguyễn Đình Chản với khuôn mặt buồn buồn đã tâm sự: Nếu bây giờ địa phương chủ động vận động tôn tạo để lưu giữ các thế hệ chúng tôi sẽ ủng hộ nhiệt tình và sẵn sàng đóng góp sức người sức của để lưu giữ nó. Phá huỷ một di tích thật là đáng tiếc...

Đề nghị cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các ngành chức năng của huyện, của tỉnh quan tâm đầu tư tôn tạo và khai thác sử dụng có hiệu quả công trình, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương.

Phạm Ninh Hải
Bài đăng trên tạp chí KHCN&MT số 5/2009

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười