Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

15/8/08

Chu Văn An người thầy của muôn đời



Chu Văn An hiệu là Tiểu Ẩn,tự là Linh Triệt,quê làng Văn,xã Quang Liệt,nay là Thanh Liệt,huyện Thanh Trì,Hà Nội.Ông sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn(1292).Vốn có tư chất thông minh,được giáo dục có nề nếp,lại có nghị lực lớn,chuyên cần học tập,nghiêm khắc sửa mình,không màng danh lợi,Chu Văn An sớm trở thành người tri thức có uy lớn đương thời,nổi tiếng cương trực,tiết tháo thanh cao,học vấn uyên bác.Chu Văn An đỗ tiến sĩ từ năm 12 tuổi(1304),đồng khoa với lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi(Nam Sách-Hải Dương).Học giỏi đỗ cao nhưng Chu Văn An không ra làm quan mà mở trường dạy học tại quê nhà.Người đã soạn bộ Tử thư thuyết ước,gồm mười quyển để phục vụ việc dạy học,với tinh thần sáng tạo tới mức “Công lý chỉnh tâm”.Do tài cao đức trọng và uy tín lừng lẫy của thầy,nên học trò xa gần kéo đến học rất đông.Vua Trần Minh Tông vừa lên ngôi(năm Giáp Dần 1314),đã mời ngay thầy về triều đình nhận chức Quốc Tử Giám Tư Nghiệp,trực tiếp đến dạy đỗ Thái tử.Đến đời Trần Dụ Tông,vua quan ham thích chơi bời,trễ nải việc quốc gia,lắm kẻ vi phạm kỷ cương phép nước.Sau nhiều lần thẳng thắn can gián,khuyên vua sửa trị,nhưng Dụ Tông không nghe,Chu Văn An bèn dâng “Thất trảm sớ”,đòi chém 7 tên nịnh thần.Nhà vua không chấp nhận,Chu Văn An khảng khái trả mũ áo từ quan về núi Phượng Hoàng(Chí Linh-Hải Dương)dựng nhà dạy học và làm thuốc cứu người.Chính cảnh núi rừng Chí Linh huyền ảo và nên thơ là nguồn thi hứng dạt dào của thi nhân trong hai tập thơ nổi tiếng: “Tiều ẩn thi tập” và “Tiều ẩn quốc ngữ thi tập”.Tuy “láng đục về trong”,tìm niềm vui trong thú lâm tuyền,trong sáng tạo thi ca và trong việc dạy trẻ,lòng thầy Chu Văn An vẫn canh cánh lo nước,thương đời.Loạn Đại Linh xảy ra năm 1369,làm Thầy vô cùng đau xót.Khi dương nhật lễ bị giết,triều Trần Trung Hưng,vua Trần Nghệ Tông lên ngôi(1370),Chu Văn An cả mừng dù tuổi cao vẫn chống gậy về kinh bái yết vua.Vua ban chức sắc,bổng lộc,thầy Chu Văn An đều khước từ,không nhận.Sau lẽ bái yết trở về,Ông mất vào ngày 26/1 năm Canh Tuất(1370) tại núi Phượng Hoàng.Ghi nhận công đức của Thầy,vua Trần Nghệ Tông cho quan triều về tế và đặt tên thụy cho ông là Văn Trinh Công.Nhà vua còn sắc phong ông là Thượng đẳng thần và cho phối thờ tại Văn Miếu.Ban tiền làm đền thờ tại núi Phượng Hoàng-Chí Linh–Hải Dương và tại 27 xã vùng Chí Linh có môn sinh của thầy.Chu Văn An “Người thầy của muôn đời”,trọn đời sống đức độ,tiết tháo thanh cao nêu tấm gương sáng cho đến muôn đời về khí tiết cứng cỏi lẫm liệt của bậc chính nhân quân tử,về nhân cách cao thượng và ý thức trách nhiệm cao cả của người thầy,người tri thức chân chính trước thời cuộc.Mới đây tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền thờ thầy tại núi Phượng Hoàng-một công trình văn hóa trên mảnh đất Chí Linh “Bát Cổ”.

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười