Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

15/8/08

Tuệ Tĩnh ông tổ của nghề y học dân tộc cổ truyền việt nam



Là người Việt,ai cũng biết đến tên hai vị danh y tài năng nhất,hai ông tổ của ngành y dược đó là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông –Lê Hữu Trác.

Với quan điểm “thuốc nam chữa bệnh cho người”,Tuệ Tĩnh là người mở đường cho việc nghiên cứu thuốc nam,xây dựng nền móng cho y học dân tộc cổ truyền xát với thực tế và con người đất nước Việt Nam.Nhiều vấn đề thực tiễn được nêu trong sách thuốc của ông cách đây hơn 600 năm vẫn luôn được kế thừa,phát triển và phổ biến trong y học ngày nay.Người kế thừa sự nghiệp của Tuệ Tĩnh,khoảng 100 năm sau đó là Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác,hai vĩ nhân lương y lừng danh y đức và tên tuổi không những trong nước mà các nhà nghiên cứu y học thế giới cũng đã công nhận hai ông tổ ngành y học Việt Nam là danh y thế giới.Cả cuộc đời ông đã dùng thuốc nam chữa bệnh cho dân,soạn hàng chục tập sách thuốc và dạy phương pháp trị bệnh.Dẫu rằng những phương pháp chữa trị bằng thuốc nam của ông không lưu dữ lại được trọn vẹn đến bây giờ,nhưng người đời sau chép lại qua truyền khẩu dân gian,tập hợp chúng thành sách thuốc.Đáng chú ý nhất là cuốn “Nam dược thần hiệu”chia làm 10 khoa bộ: “Hồng nghĩa giác tư y thư”(2 quyển)soạn bằng thư quốc âm,trong đó có bản thảo 500 vị thuốc viết bằng thơ đường luật(nôm) và bài phú thuốc Nam 630 vị.Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như:châm,chích,chườm,bóp,xoa,ăn,uống,hơ…

Tuệ tĩnh không dừng lịa ở một vị trí một thầy thuốc chữa bệnh,ông còn tự mình truyền bá phương pháp vệ sinh,tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm.Có tài liệu cho biết,trong 30 năm hoạt động ở các vùng quê,Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa,biến các chùa thành các trạm xá.Ông còn luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh,tìm cách phòng bệnh tích cực.Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ.Ông nêu phương pháp dưỡng sinh trong 14 chữ: “bế tinh,dưỡng khí,tồn thần,thanh tâm,quả dục,thủ chân,luyện hình”,những điều mà ngày nay,sau hơn 600 năm,chúng ta đang áp dụng rộng rãi trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh,pháp hiệu(theo gọi của nhà chùa)là Tuệ Tĩnh.Ông sinh năm 1330 ở làng Nghĩa Phú thuộc tổng Văn Thai,huyện Cẩm Giàng,phủ Phượng Hồng,tỉnh Hải Dương(nay là thôn Nghĩa Phú,xã Cẩm Vũ,huyện Cẩm Giàng,tỉnh Hải Dương).Sử sách chép lại rằng lúc Tuệ Tĩnh lên 6 tuổi thì cha mẹ đều mất,ông được một hòa thượng chùa Hải Triều ở Yên Trang(nay là chùa Giám,huyện Cẩm Giàng)đem về nuôi dạy.Năm lên 10 tuổi,ông được sư chùa Giao Thủy(Nam Định) đưa về chùa Dũng Nhuệ cho học chữ và học nghề thuốc để giúp việc chữa bệnh cho dân nghèo ở địa phương.Tuệ Tĩnh đã từng đỗ nhất bảng kỳ thi Hương và đỗ Hoàng Giáp tại kỳ thi Đình nhưng ông không ra làm quan và tiếp tục ở lại chùa chữa bệnh cho dân.Với sự thông minh lỗi lạc,và tài trị bệnh được lan truyền khắp nơi trong nước và cả sang Trung Quốc.Năm 55 tuổi triều đình nhà Minh buộc vua nước Nam đưa ông sang cống cho nhà Minh(Trung Quốc)Tuệ Tĩnh đã chữa bệnh cho Tống Vương Phi(vợ vua Minh)khỏi bệnh hậu sản,dù không muốn nhưng vua nhà Minh bên Trung Quốc vẫn phong ông là “Đại y thiền sư” và bị Minh triều giữ lại bên ấy làm việc ở viện Thái Y rồi mất ở tỉnh Giang Nam.Tiếc thay một nhân tài danh y tâm đức phải dời bỏ quê hương ra đi khi đang ở độ tuổi trí tuệ tài năng tinh túy nhất.

Hiện nay trên quê hương của ông còn lưu lại nhiều di tích lịch sử-văn hóa gắn liền với sự nghiệp và tên tuổi của ông.Đền xưa ở xã Cẩm Vũ,huyện Cẩm Giàng là nơi thờ Tuệ Tĩnh,ở đây còn câu đối,đại sự,sắc phong,ca ngợi sự nghiệp của ông.Đền bia,có tấm bia cổ nói về thân thế sự nghiệp của đại danh y Tuệ Tĩnh,nằm ở giữa cánh đồng thôn Văn Thai,xã Cẩm Văn,huyện Cẩm Giàng,tỉnh Hải Dương.

Chùa Giám xã Cẩm Sơn,Cẩm Giàng là nơi Tuệ Tĩnh sống những ngày thơ ấu và nghiên cứu cây thuốc.Đặc biệt chùa này có tòa “Cửu phần liên hoa” đồ sộ điêu khác tinh tế.Đền bia chùa Giám và đền xưa để lại là những di tích lịch sử quý giá,đều là thắng cảnh,được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Tưởng nhớ công lao của người,hàng năm cứ vào rằm tháng hai(âm lịch)nhân dân các nơi đổ về dâng hương.Các bộ,công nhân viên chức ngành y trong tỉnh,với tấm lòng tôn kính,đã khuyên góp tiền tạc hai pho tượng người bằng đồng,thờ tại đền và chùa Giám.Tự hào thay quê hương Hải Dương có đại danh y tài năng lừng danh lưu truyền đến nay đã trên một nửa thiên niên kỷ vẫn còn lưu vang danh tiếng.

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười