Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

21/8/08

Những đoàn tàu đi từ đường 5 vào chiến dịch tết mậu thân

Hơn 30 năm trước,mỗi khi hoàng hôn buông xuống,mặc dù đám cháy ở các nhà ga còn chưa dứt,sắt thép trên các nhịp cầu còn đổ nát ngổn ngang,việc đào bới đất đá để cứu người còn chưa kết thúc,nhưng những người thợ cầu đường đã cò mặt ở vị trí để đưa những đoàn tàu hỏa liên tục vượt sông,băng qua bom đạn chở đầy vũ khí và hàng hóa tiến vào Nam.Ngày 2 tết(30-01-1968),những người tham gia vào công tác nối tuyến,thông cầu,chạy tàu,bốc xếp của ngành đường sắt mới biết rõ những đoàn tàu đã âm thầm ra đi trong những đêm khói lửa ấy đều đi tới mục tiêu của chiến dịch:tết Mậu Thân tổng tiến công nổi dậy ở miền Nam.

Khi những cơn lũ cuối cùng của mùa mưa năm 1967 chưa rứt thì không quân Mỹ đã mở những trận tiến công liên tục dùng lực lượng không quân để hủy diệt triệt để mọi mục tiêu lớn nhỏ trên tuyến đường sắt miền Bắc nhằm chặn đường vận tải cho chiến dịch mùa khô 1967-1968.Quyết tâm của ngành đường sắt khi đó là “vượt sông không cầu,chạy tàu không ga”,với những đoàn tàu nặng nề,kỹ thuật phức tạp,cầu đường có cấu tạo đặc biệt thì việc chạy tàu dưới bom đạn không có cầu,không có ga là những điều kiện tưởng chừng như không thể làm được!vậy mà lúc ấy tổng đội bảo đảm giao thông được lệnh tập trung vào đường trọng điểm bảo đảm giao thông liên tục cho những đoàn tàu từ Hải Phòng về Hà Nội để đi tiếp vào phía Nam vẫn quyết tâm thực hiện.Cuộc đối đầu với một bên là uy lực hiện đại của không quân Mỹ và một bên là những người thợ hiền lành,trong tay chỉ có công cụ sản xuất thông thường với tấm lòng ao ước cho quê hương đất nước được yên bình để được lao động và sáng tạo,thì quả là một cuộc thách đấu không cân sức.

Những cô dân quân khu vực cầu Phú Lương,cầu Lai Vu đã đem xương máu để che chở cho thợ cầu đường làm nhiệm vụ,cũng đối đầu với bom đạn gánh vác cùng người thợ cầu đường.Khi máy bay Mỹ vào trận,thường là có hàng tốp,hàng tốp máy bay đương đầu khống chế hệ thống phòng không,quần nhau với tên lửa và các ụ pháo bảo vệ cầu đường.Trong khi ấy,có một số tốp máy bay tách riêng ra,lợi dụng địa hình,thời tiết,những đám mây,bất ngờ lao thẳng xuống mục tiêu,trút bom xuống cầu đường nhà ga,toa xe,đầu tàu,rồi lật mình chạy trốn.

Trong lúc ấy máy bay Mỹ oanh kích,người thợ cầu đường phải lập tức chạy từ giàn giáo cheo leo xuống dầm cầu,chạy từ trụ cầu tản ra bờ sông,chạy qua đường ray để ẩn lấp tránh bom.Phải chạy,để ôm theo những thiết bị dụng cụ,để sống.để khi hết trận ném bom vẫn phải giữ được người,để còn có thể quay lại tiếp tục sửa cầu,sửa đường cho tàu chạy tiếp.Có những lúc không chạy kịp ra hố,người thợ cầu đường phải ôm lấy thanh dầm cầu,ẩn núp dưới thân trụ cầu,cái chết cái sống ngay trong tích tắc.

Khi chiến dịch phong tỏa cảng Hải Phòng bắt đầu,máy bay Mỹ đã đánh bình địa cầu Thượng Lý,Tam Bạc.Mỹ biết rõ những đoàn tàu biển ra vào cảng Hải Phòng để chuyển hàng trăm ngàn tấn hàng hóa từ quốc tế vào cung ứng cho chiến trường miền Bắc và miền Nam,thì tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội là mục tiêu hàng đầu phải tiêu diệt.Không quân Mỹ đánh mạnh vào ga Hải Dương,ga Cẩm Giàng và hai mục tiêu lớn trọng điểm đường 5 là:cầu Phú Lương và cầu Lai Vu.Không quân Mỹ còn thực hiện chiến dịch tìm diệt,đánh phá hết các ga các đoạn đường sung yếu,các cầu nhỏ,nơi chứa các toa xe,đầu tàu nơi để vật tư cầu đường và nơi trú ẩn của đội cầu đường.Nhiệm vụ trước mắt của đội cầu đường là phải có đồ án thiết kế,sửa chữa khôi phục cầu đường sau mỗi trận bom phá hoại.Để làm được việc này,không những kỹ sư phải lội xuống từng chân cầu đo đạc nghiên cứu tìm phương án,mà kỹ sư còn phải nghiên cứu cả chiến thuật oanh tạc,uy lực của các loại bom đạn,quy luật bắn phá của máy bay Mỹ để dự kiến trước một loạt tình huống tàn phá và mức độ hư hỏng cụ thể:nếu bom nổ ở điểm nào,phá hoại thanh sắt nào,nứt vỡ trụ nào,cong vênh đến cỡ nào thì nội lục phần còn lại cho phép nội lực tối đa đến đâu.trường hợp sụp đổ cả hoặc mấy nhịp cầu thì phương án sẽ như thế nào.Trong bom đạn,trong khói lửa đầy gian nan nguy hiểm ấy,những đồ án thiết kế,những bản vẽ tỉ mỉ,chính xác rõ ràng vẫn hoàn thành kịp thời,không những chữa chạy mà còn có những dụ án thực hiện cho việc phòng khi cầu trúng bom nhưng tàu vẫn chạy được.

Đó là hình ảnh cầu Lai Vu với những chân phụ cầu đỡ nhịp,phòng khi chân trụ cầu chính trúng bom.Những phương án cầu tạm kịp thời cho thông tàu.Cầu Lai Vu có 3 cầu tạm.Cầu Phú Lương cũng có 3 cầu tạm.Mỗi cầu đã trải qua nhiều lần bị đánh phá và lại khôi phục ngay sau ít giờ đồng hồ.Để khi cầu này bị bắn phá thì tàu hỏa lại đi cầu kia.Khoảng cách giữa các cầu chính và cầu tạm phải làm rất xa để sao cho địch muốn phá từng cầu thì phải tổ chức từng đợt tập kích riêng biệt,tránh trường hợp khi tổ chức một trận tấn công mà địch phá được cả hai cầu.Thật sự người Mỹ cũng không thể hiểu nổi những người ở dưới đất đã làm gì để tàu hỏa vẫn cứ chạy thông.

Địch thường đánh chặn cầu,chặn ga làm cho các đoàn tàu bị tắc lại,rồi chúng tìm đầu tàu để tiêu diệt.Đối phó lại các ga nhỏ đều có đường ray nhánh vòng tránh để dấu đầu máy như:ga Phú Thái,ga Trạm Xá,ga Tiền Trung,ga Cao Xá,mỗi toa xe tháo rời vào nơi kín đáo.Khi thông cầu,thông đường,các đoàn toa phải nhanh chóng dồn lại,lập đầu tàu để đoàn tàu vượt qua ngay,tiến về phía trước.Còn hành trăm những công việc thiết kế hàn gắn,lấp hố bom cho những đoàn tàu nặng nề trở đầy vũ khí quân trang lương thực tiếp viện cho chiến trường đi qua đường 5 lịch sử…mà tỉnh Hải Dương chúng ta đã làm được để có ngày chiến thắng cuối cùng 30-04-1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước để có hòa bình hôm nay.Thời gian trôi qua,nhưng những ấn tượng sâu sắc ấy vẫn còn in đậm trong ký ức của những người thợ cầu đường.Mỗi khi nhớ lại có lẽ chúng ta vẫn hỏi: “tại sao hồi ấy dưới sức mạnh tàn phá ác liệt của bom đạn với quy mô rộng lớn và mức độ hủy diệt triệt để đến như vậy mà vẫn còn có những đoàn tàu ngày đêm liên tục chạy như những dòng sông ngầm vô tận”.

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười