Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

21/8/08

Rươi đặc sản của Hải Dương

Tục ăn rươi có rất sớm,và sành ăn nhất là người Kim Thành,Thanh Hà,Kinh Môn,Tứ KỳNgười dân ở dọc triền sông thuộc hệ thống sông Thái Bình có nước triều lên xuống.Mắm rươi từ lâu đã là một đặc sảnTừ thời Lê Trung Hưng,rươi đã trở thành vật tiến cống nhà Vua

Trong lịch sử,rươi được con người đặc biệt quan tâm,vì nó là vật giàu chất đạm bậc nhất,lại dễ bắt,dễ chế biến,dễ ăn.Hơn hai thế kỷ trước,nhà bác học Lê Quý Đôn đã sưu tầm,nghiên cứu các sách nói về con rươi.Các sách của Trung Hoa gọi con rươi là Hòa Trùng(tức con sâu lúa).Lê Quý Đôn nhận xét rằng,thứ Hòa Trùng ấy ở nước ta gọi là Thổ Hà(tôn đất)tức con rươi.Lịch sử triều Nguyễn gọi con rươi là Đại Hòa Trùng.Sách sinh vật học hiện đại,xếp rươi vào họ nereidac của lớp giun nhiều tơ(polychaete)và cho biết,khi phân tích cơ thể rươi có 11% đạm,3.2% mỡ,1.1% kali,84% nước và một số chất khác.Không tính giá trị dinh dưỡng,chỉ riêng mùi vị đặc biệt chỉ rươi mới có,đã cuốn hút khá nhiều người nghiền nó,nhớ nó.Ai xa quê Hải Dương lâu,bất chợt thấy mùi chả gì có lá lốt,lại thấy nhớ chả rươi se sắt cồn cào nao nao,mùi vị quê hương thức dậy trong lòng.

Ở Hải Dương,các huyện Kinh Môn,Kim Thành,Thanh Hà,Tứ Kỳ,trước đây rất nhiều rươi và rươi ngon có tiếng.Rươi chỉ có ở vùng nước lợ,nơi còn chịu ảnh hưởng của nước thủy triều lên xuống.Nhưng do giống và chất đất nên loài sinh vật này chỉ thấy có ở Hải Dương.Mùa rươi,người ta vớt từng gánh từng gánh hai thúng đầy,và mùi chả rươi quyến rũ đến nao nức khắp vùng rồi lan tỏa xa hàng mấy chục km,người ta săn đón rươi.

Một năm có hai mùa rươi,nghĩa là hai chu kỳ sinh sản của động vật thân mềm này.Rươi lên vào tháng 9 và tháng 10 âm lịch,gọi là rươi mùa,rươi lên vào tháng 4,tháng 5,gọi là rươi chiêm.Rươi chiêm xưa ít người ăn,sợ mùa hè dễ đầy chướng sinh bệnh.Thường thì người ta chỉ ăn rươi mùa.Rươi có hai nước chính,mỗi nước chỉ kéo dài khoảng 3 ngày.Tháng 9 đôi mươi,tháng 10 mùng năm là những ngày rươi thường lên rộ.Những ngày ấy gió đông,trời ẩm lắc rắc vài hạt mưa,gọi là mưa rươi.Nếu hai nước trên không có vì lý do thời tiết không bình thường thì những con nước sau thế nào rươi cũng lên rộ.Rươi lên vào buổi chiều,gọi là Rươi Hoa,chúng bơi khắp mọi nơi với đủ màu.Rươi lên ban đêm gọi là rươi xâm,đây mới là nguồn thu chính của những người đánh xâm rươi.Xâm rươi đóng bằng bả rươi.Bả rươi dệt bằng sợi gai thô,khổ rộng non một gang tay,khoảng 16 cm.Xăm có nhiều cỡ.Về hình thức giống như cái đáy ở sông,chồng càng nhiều xăm càng lớn.Rươi đựng bằng thúng,một thúng chứa đầy khoảng 25 kg.Thúng rươi là một thứ bao bì chỉ dùng một lần.Đã có những làng chuyên đan thúng rươi.Mỗi năm trong vành đai nước lợ của Hải Dương trước dây có thể thu được vài nghìn thúng rươi,ngày nay chúng ta ít được biết đến con rươi.Nếu chúng ta có nhìn thấy chắc chả đời nào dám ăn,vì trông chúng như con trùng,con rết,mềm nhũn,đụng vào là vỡ,chảy ra một thứ sền sệt trăng trắng.Nhưng đối với người Hải Dương,nó là một thứ món ăn ngon bổ đặc biệt quý hiếm,mùi vị đậm đà.Thời gian trôi qua,đồng rươi hẹp dần.Khi đắp đê chống lũ lụt,khi khoanh vùng chống úng,cải tạo đồng nước ngập,ngăn cản sự phát triển tự nhiên để phục vụ cho khai khẩn ruộng đất.Nước không còn lợ cho rươi sống,không có biện pháp đồng bộ để bảo vệ nguồn thủy sản,trong đó có đồng rươi.Hải Dương ngày nay chỉ còn ít vành đai nước lợ nhỏ hẹp theo các triền sông của huyện Kim Thành,Kinh Môn,Thanh Hà,Tứ Kỳ.Và rươi ngày càng khan hiếm đi.

Người đã được ăn rươi rồi không thể chịu nổi khi ngửi thấy mùi chả rươi quện với lá lốt.Dân Hà Thành sành ăn đón ngày có rươi từ Hải Dương lên cho dù mất bao công chờ đợi cũng phải chờ mua bằng được.Không được ăn chả rươi thấy như cuộc sống còn thiếu một cái gì giá trị.Để lúc nào cũng có mùi rươi,người ta đã biết làm thành mắm rươi.Được chấm chút mắm rươi ăn thật là thú vị.Người đã biết ăn mắm rươi dù ở đâu,Châu Âu hay Châu Mỹ,thấy mắm rươi thì dù bao nhiêu cũng mua bằng được,coi như một thứ của quý hiếm.

Đến với Hải Dương,du khách còn được tham dự nhiều lễ hội cổ truyền vào mùa xuân ấm áp,vải thiều Thanh Hà,bánh đậu xanh…người dân Hải Dương với lòng hiếu khách cùng những món ăn dân dã sẽ giúp bạn có một kỳ nghỉ thật thú vị.
Hãy đến với Hải Dương để được thưởng thức những món ăn đặc sản của Tỉnh Đông.

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười