Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

26/8/08

Văn miếu Mao Điền: một công trình văn hóa,văn hiến tỉnh Đông



Từ thời Lê,văn miếu Mao Điền đã là một trường học,trường thi của trấn Hải Dương.Đến đời nhà Mạc,nhất là sau năm 1533,Thăng Long không được yên ổn,Mao Điền nay thuộc xã Cẩm Điền(Cầm Giàng) trở thành trường thi quốc gia,triều đình tổ chức thi ở văn miếu Mao Điền.Đã có 4 kì thi hội được tổ chức tại đây.Trong đó,khoa thi năm Ất Mùi,niên hiệu Đại chính thứ 6,đời vua Mạc Đăng Doanh (1553),Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Hội Nguyên;sau đó thi Đình và đỗ Trạng Nguyên.Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng từng về làm giám thị tại trường thi Mao Điền.Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử,ông tổ của đạo nho,một triết gia vĩ đại của nhân loại thồi cổ.Văn miếu trấn Hải Dương ban đầu thuộc xã Vĩnh Lai ,huyện Đường An(nay là xã Vĩnh Tuy,huyện Bình Giang)có 3 gian chính tẩm và 5 gian bái đường ;đến thời vua Quang Trung thì chuyển về Mao Điền hợp với trường học, trường thi ở đây,tạo thành một trung tâm văn hóa lớn,tọa lạc trên một diện tích tới 36000m2.Trong các năm 1801,1806,1823,1825,văn miếu Mao Điền được tôn tạo trở thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh,với 2 tòa (mỗi tòa 7 gian) tiền bái và hậu cung,xây theo kiểu chữ nhị(=),nhà Khải Thánh,nhà Đông Vu,nhà Tây Tu,Tháp Bút,gác Khuê Văn,gác Trống,gác Khánh,gác Tam Quan…tất cả đều được dựng bằng kỹ thuật kiến trúc tinh xảo.Bên cạnh khuôn viên là cánh đồng Tràng,nơi dựng lều chõng khi thi của sĩ tử ngày xưa.Văn miếu Mao Điền trở thành nơi tế lễ, học tập đông vui,một thắng cảnh được nêu danh sử sách,một công trình văn hoá lớn rất giá trị về lịch sử, truyền thống.Đến năm 1947,các hạng mục công trình vẫn khá nguyên vẹn. Năm 1948, giặc pháp chiếm đóng phá hoại, khu văn miếu mao điền chỉ còn 2 tòa nhà chính và Đông Vu cũng đã lâm vào tình trạng hư hỏng nặng. Hiểu rỏ giá trị lớn của văn Miếu Mao điền,Hải Dương quyết tâm gìn giữ và khôi phục di tích;tổ chức nhiều đợt trùng tu tôn tạo, nhất là khi văn miếu được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia(21/2/1992).Để trả lại văn miếu Mao Điền diện mạo và vẻ đẹp vốn có từ xưa,làm cho văn miếu không chỉ là nơi để mọi người dâng hương tưởng niệm,tôn vinh các bậc tiên hiền,học tập truyền thống tôn sư trọng đạo và hiếu học, khuyến tài và thu hút khách tham quan du lịch, tỉnh Hải Dương đã quyết định tu bổ toàn bộ di tích Mao Điền,một trong 5 văn miếu còn lại của cả nước .Ngày 20/04/2004 lễ khánh thành văn miếu Mao Điền đã được tổ chức trọng thể.Đây là dịp để mọi người thấy văn miếu Mao Điền trong vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm và đầy hấp dẫn.Giờ đây diện mạo của văn miếu Mao Điền đã được tôn lên đẹp đẽ,khang trang đến ngỡ ngàng.Đường vào sạch sẽ phong quang.Hồ Thiên Quang có cầu đá bắc qua,như hai tấm gương phản chiếu ánh sáng của trời.Mùa này,cây gạo cổ thân gỗ sù sì đúng bên hồ lại thắp lửa bằng những bông hoa đỏ chói trên cành.Tiếp đến là hai nơi tả hữu có gác trống,gác khánh như 2 đóa sen xòe cành rất ngoạn mục.Xung quanh hồ là những đường uống lượn trong khuôn viên di tích.Sân lớn lát gạch vuông với những bồn cây cảnh rất đẹp và hai bên là hai nhà Đông Vu và Tây Vu mới tôn tạo,là hai tào tiền bái và hậu cung.Dáng mái cong uốn lượn như muốn vươn ra nâng đài nghiên và tháp bút vừa phục hồi,hứng khởi viết lên trời xanh.Bước qua cửa mới,người thăm phải sững lại trước không gian thiêng liêng và trang nghiêm lộng lẫy của nội thất.Hai tòa nhà chính sau nhiều năm trống trải hoang lạnh xỉn màu,giờ hoàn toàn đổi khác.Đồ tế tự phần nhiều,một số ít được tìm về tân trang,phần nhiều đã sứt mẻ,được phục chế.Tất cả đều được sơn son thếp vàng với những hình hoa lá,rồng,phượng đủ cả tứ quý,tứ linh.Trong tòa hậu cung thâm nghiêm và trang trọng là 5 tượng đồng uy nghi của 5 danh nho bật nhất:đức Khổng Tử,Chu Văn An, Nguyễn Trãi,Mạc Đỉnh Chi và Trạng Trình-Nguyễn Bĩnh Khiêm.Hai gian ngoài cung thờ vong ngai và bài vị của 4 danh nhân ở Hải Dương:Sư Mệnh, Tuệ Tĩnh,Vũ Hưu và nữ tiến sĩ đầu tiên của cả nước,bà chúa sao sa Nguyễn Thị Duệ.Ngoài đức Khổng Tử người Trung Hoa,các vị còn lại là ở Hải Dương hoặc gắn bó với Hải Dương.Văn miếu Mao Điền,là một biểu tượng văn hóa đẹp rất đáng tự hào của truyền thống văn hiến tỉnh Đông.Ngày nay,khách du lịch về thăm văn miếu Mao Điền đã thật sự bất ngờ khi Hải Dương lại chính là nơi trung tâm văn hóa của triều đình phong kiến cả một thời gian dài như vậy,mà đã bao nhiêu năm trời bị bỏ quên.

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười