Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

21/1/11

Kim Thành tìm giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ

Năm 2010, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 29,6% cơ cấu kinh tế của huyện, tăng 3,76% so với năm 2005. Giá trị tổng sản phẩm thương mại-dịch vụ (theo giá thực tế) đạt hơn 210 tỷ đồng, tăng 201% so với năm 2005...

Hệ thống bán buôn, bán lẻ ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng   

Trong giai đoạn 2005-2010, các loại hình thương mại - dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng trên địa bàn huyện Kim Thành, tác động đến sản xuất và tiêu dùng của người dân trong huyện theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực. Năm 2010, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 29,6% cơ cấu kinh tế của huyện, tăng 3,76% so với năm 2005. Giá trị tổng sản phẩm thương mại-dịch vụ (theo giá thực tế) đạt hơn 210 tỷ đồng, tăng 201% so với năm 2005; giá trị sản xuất thương mại -dịch vụ đạt hơn 466 tỷ đồng, tăng bình quân 14,27%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa hằng năm đạt khoảng 350 tỷ đồng, chiếm hơn 70% GDP trong các ngành kinh tế dịch vụ.  
 
Các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng và phạm vi hoạt động. Năm 2010, toàn huyện có 4.270 cơ sở kinh doanh theo loại hình này, tăng gần 1.700 cơ sở so với năm 2005. Các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh có mặt ở tất cả các thôn, xã, thị trấn trong huyện, tham gia tích cực trên thị trường, đặc biệt là trong khâu bán lẻ. Hệ thống thương nghiệp ngoài quốc doanh hiện giữ vai trò chủ đạo trong thu nộp ngân sách và phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân trong huyện. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hằng năm đạt 320 tỷ đồng, chiếm khoảng 85-90% tổng mức lưu chuyển bán lẻ nói chung và thu hút một lượng lớn lao động (gần 10 nghìn người). Năm 2010, các đơn vị thương nghiệp ngoài quốc doanh ở Kim Thành đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 16,5 tỷ đồng, tăng 242% so với năm 2005.

Hệ thống chợ đã đáp ứng phần lớn nhu cầu mua, bán hàng nông sản, thực phẩm, những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân (khoảng 75% mức lưu chuyển hàng hóa xã hội được lưu thông qua chợ). Giá trị hàng hóa luân chuyển qua các chợ hằng năm đạt khoảng 90 tỷ đồng (giá thực tế).

Các loại hình HTX đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện như HTX dịch vụ nông nghiệp - HTX tiểu, thủ công nghiệp, HTX dịch vụ điện… Tổng mức bán lẻ của các HTX hằng năm đạt khoảng 15 tỷ đồng. Các HTX đã chủ động, tích cực phục vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân.

Trong lĩnh vực dịch vụ tín dụng, ngoài Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động lâu năm, trên địa bàn huyện còn có các tổ chức tín dụng khác như Sacombank, Vietinbank, Seabank và 6 quỹ tín dụng nhân dân. Nguồn vốn tín dụng tăng nhanh, đặc biệt là tín dụng dành cho các dự án sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, chương trình xóa đói, giảm nghèo. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kim Thành là đơn vị giữ vai trò chủ lực, dư nợ tăng trưởng bình quân hằng năm của chi nhánh ngân hàng này là 20%/năm…

Tuy nhiên, so với cơ cấu thương mại dịch vụ bình quân của tỉnh, cơ cấu thương mại - dịch vụ của huyện còn thấp, lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần kinh tế. Hơn nữa, lĩnh vực này cũng còn bộc lộ một số hạn chế. Toàn huyện hiện có 234 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh và gần 1.500 hộ kinh doanh cá thể (trong số hơn 2.500 hộ kinh doanh cá thể có vốn pháp định trên 1 triệu đồng) đã được huyện cấp đăng ký kinh doanh. Nhưng số tham gia đóng góp nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước còn rất khiêm tốn. Năm 2010, toàn huyện mới có 179 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 410 hộ kinh doanh cá thể tham gia đóng thuế. Chợ đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa nhưng nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác tổ chức, xây dựng và quản lý chợ. Chương trình xây dựng chợ đầu mối nông sản cấp tỉnh tại xã Đồng Gia mặc dù đã được UBND tỉnh cấp vốn mồi 1 tỷ đồng từ nhiều năm nay, quy hoạch xây dựng Trung tâm Thương mại Đầm Chợ (thị trấn Phú Thái), quy hoạch xây dựng siêu thị tại 2 xã giáp ranh Lai Vu, Cộng Hòa, xây dựng chợ xã Lai Vu đã được UBND tỉnh đồng ý và cho ý kiến chỉ đạo nhưng chưa được triển khai thực hiện đúng tiến độ. Một số chợ vẫn để xảy ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt nghiêm trọng như chợ Đồng Gia. Có xã có chợ nhưng vẫn để dân họp chợ ngoài đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Hệ thống các HTX dịch vụ nông nghiệp chưa phát huy hết vai trò về cung ứng vật tư nông nghiệp cho sản xuất (chỉ cung ứng được 25-30% vật tư nông nghiệp cho sản xuất, còn lại do các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp cung ứng). Công tác quản lý nhà nước về thương mại-dịch vụ chưa đủ mạnh. Lực lượng quản lý thương mại - dịch vụ vừa thiếu, vừa yếu nên hoạt động lúng túng. Do vậy, hiện tượng các hộ kinh doanh “lách luật”, “kênh giá” hàng hóa trong mua, bán vẫn còn xảy ra. Nhận thức của không ít hộ kinh doanh về các chế tài, luật liên quan đến hoạt động thương mại còn hạn chế…

Mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra cho công tác phát triển thương mại-dịch vụ của huyện trong giai đoạn 2011-2015 là: giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16,7%/năm và chiếm 35,19% trong cơ cấu kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm như Trung tâm Thương mại Đầm Chợ (thị trấn Phú Thái), chợ đầu mối nông sản Đồng Gia, chợ Lai Vu. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại - dịch vụ. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng đa dạng, mở rộng quy mô, phát triển các ngành dịch vụ mới. Đầu tư xây dựng chợ ở 11 xã chưa có chợ, xóa bỏ dứt điểm các chợ cóc. Củng cố và phát triển các loại hình HTX.

Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, UBND huyện đã xây dựng đề án “Phát triển công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015”. Trong đó, huyện đề ra một số giải pháp phát triển thương mại - dịch vụ là: Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh hoạt động đúng các chủ trương, chính sách. Khuyến khích các HTX liên kết với các thành phần kinh tế để mở rộng mạng lưới hoạt động thương mại - dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Khuyến khích thành lập các HTX dịch vụ thương mại ở thị trấn, thị tứ và những nơi tập trung đông dân cư. Huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế tập thể. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính và đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng pháp luật để tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được vay vốn ngân hàng thuận tiện, dễ dàng…

MAI LIÊN (theo báo Hải Dương)

1 nhận xét:

duy thang nói...

sao không làm thêm mấy link liên kết quảng cáo hay tìm kiếm nhạc cho nó đẹp

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười