Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

28/10/08

Mạc Thị Bưởi


Từ Quốc lộ số 5, đoạn ga Tiền Trung, rẽ ngược lên phía Bắc theo đường 183, đến chân Cầu Bình (bắc qua sông Kinh Thầy) bên trái là thôn Long Động thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Tượng đài Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi


Cổng làng Long Động, làng của anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi

Trên địa danh này, ta gặp một số di tích liên quan đến anh hùng, liệt sĩ Mạc Thị Bưởi. Ở Trung tâm dạy nghề của tỉnh Hải Dương, ngay bên cạnh đường số 5 có một tượng đài người thôn nữ vùng đồng bằng Bắc Bộ, trang phục và dáng dấp của thập kỷ 50 (thế kỷ 20), áo cúc bấm, đầu đội khăn vấn tóc, gương mặt vừa hiền dịu vừa kiên quyết. Vào làng Long Động, có một khuôn viên đền thờ Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi (1272- 1346), thờ các vua nhà Mạc (1527 - 1592) và cũng ở trong khuôn viên này có nhà thờ anh hùng, liệt sĩ Mạc Thị Bưởi (1928-1951).

Năm 1947, ngay sau khi chiếm lại vùng đồng bằng Bắc Bộ, giặc Pháp thực hiện một chương trình bình định và kìm kẹp khá bài bản. Ở thôn Long Động, chúng kéo quân Pháp về xây dựng một khu đồn, bót, boong ke, hàng rào kẽm gai… Pháp còn lập một lực lượng tay sai là bọn lính tề, dõng, mật thám, chỉ điểm, hòng "nhổ tận gốc" tổ chức và phong trào kháng Pháp của nhân dân ta. Khi 19 tuổi, chị Mạc Thị Bưởi tham gia du kích, xây dựng cơ sở kháng chiến, làm liên lạc, làm trinh sát, nhiều lần vượt sông Kinh Thầy ban đêm bằng thuyền và bơi lặn. Có lần gặp tàu giặc tuần tiễu, chị đã lấy bèo tây đội lên đầu che mắt địch để đưa đón cán bộ qua sông. Đội du kích của chị còn tổ chức những trận đánh phục kích, độn thổ. Hình ảnh người nữ du kích đầu chít khăn vuông, tay vung mã tấu "xuất quỷ nhập thần" thực sự như một huyền thoại, làm cho quân giặc ăn không ngon ngủ không yên. Chị Mạc Thị Bưởi trở thành đảng viên từ khi còn rất trẻ. Ngày 15-3-1951, do chỉ điểm, chị Bưởi đã bị bắt và đưa ngay về đồn. Tên đồn trưởng quan ba Pháp tên Coóc trực tiếp tra hỏi. Lúc đầu chúng vừa dụ dỗ, mua chuộc và dọa nạt với các giọng điệu "nước mẹ Pháp", "Pháp là trung tâm văn hóa của nhân loại", "Pháp sang khai phá văn minh", nào là "người Pháp rất yêu quý và tôn trọng phụ nữ"… Chị Bưởi ậm ừ và xin được suy nghĩ thêm nên địch đã có phần nới lỏng việc canh giữ. Tận dụng cơ hội này chị đã quan sát kỹ căn cứ địch. Và bằng một mẩu chì, một mảnh giấy giấu trong người, chị đã vẽ lại các vị trí ở trong đồn, khu lính, các ụ súng, các hàng rào kẽm gai… Làm xong chị kẹp nhỏ và giấu vào một miếng vá cùng màu kín đáo ở trong nách áo. Ngày thứ 3, chị Bưởi nhận đưa địch đi tìm hầm bí mật của cách mạng. Lính Pháp nhăm nhe súng trong tay sục hầm, một số tên bị sụp xuống hầm chông, có tên vấp phải mìn gài sẵn… Khi biết bị lừa, tên quan ba Coóc trực tiếp hành hung chị. Lúc này "văn hóa Pháp", "đi khai phá văn minh", "quý trọng phụ nữ"… không thấy đâu nữa. Chỉ thấy mũi giày nhọn đá vào bụng, vào ngực, vào mặt chị… Cuối cùng tên sát nhân, kẻ côn đồ, quân xâm lược đã hiện nguyên hình. Quan ba Coóc tay trái quấn chặt tóc, tay phải cắt cổ, rồi chúng vứt xác chị bên cầu ao nhà vào trưa ngày 18-3-1951.
Sông Kinh Thầy, đoạn chảy qua thôn Lũng Động,
nơi đêm đêm chị Bưởi vượt sông làm nhiệm vụ


Nhà thờ Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi

Đến chập tối, đồng chí Cấp, cán bộ xã từ hầm bí mật bật lên đến bên xác chị khóc và tìm thấy túi tài liệu ở miếng vá nơi nách áo của chị.

Đêm sau, bộ đội và du kích tấn công vào đồn địch, Quan ba Coóc kinh hoàng và hoảng hốt vừa kịp nghĩ đây là sự báo ứng. Bất thần, một bóng thôn nữ, áo bà ba có hàng cúc giữa, đầu chít khăn vuông sấn tới tay vung mã tấu chém xuống vai Coóc.

Khi quê hương hòa bình, nhà thơ thiếu niên Trần Đăng Khoa, người cùng quê với chị Bưởi đã viết trường ca "Khúc hát người anh hùng" có đoạn:

"… Cô không khai một điều gì
Dù rằng sống lại chết đi đã nhiều
Người ta trong lúc hiểm nghèo
Hoặc vằng vặc sáng hoặc heo hút tàn…"

Và:

"… Dù cô dừng lại giữa đường
Cuộc đời như lúa thơm hương giữa đồng
Cô như con sóng giữa sông
Phù sa giữa đất trăng trong giữa đời.
Bóng cô đi giữa triệu người.
Hôm nay và cả muôn đời mai sau".

PHẠM HUY TƯỞNG

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười