Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

30/12/08

Cuộc mưu sinh của những người lao động làm nghề cắt hành, tỏi ở khu chợ Lai Khê, xã Lai Vu, huyện Kim Thành


Cuộc mưu sinh của những người lao động làm nghề cắt hành, tỏi ở khu chợ Lai Khê, xã Lai Vu, huyện Kim Thành (Hải Dương) cũng lắm gian nan, vất vả trong khi thu nhập chẳng được là bao Ngồi cắt cặm cụi 8- 9h liên tục trong một ngày, vật lộn với những đống hành, tỏi chất đống mà thu nhập chỉ khoảng 30-35 nghìn đồng/ngày. Nhìn thoáng qua thì tưởng như công việc không có gì vất vả, tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Chị Hằng, người đã gắn bó với nghề cắt hành, tỏi 12 năm cho biết: Mặc dù người nào cũng phải đeo khẩu trang khi làm việc, nhưng mùi hăng của hành, tỏi xông lên khiến mắt luôn cay xè, đỏ hoe, hắt hơi, sổ mũi liên tục. Ngày nào này qua ngày khác, sống chung với hành, tỏi thành quen. Con cháu lớn lên, dù nghèo túng, khó khăn thế nào cũng phải cho chúng ăn học để làm nghề khác, chứ nhất định không thể theo mẹ làm cái nghề kiếm sống qua ngày thế này được.

Một người lao động khác là chị Nguyễn Thị Lê có hoàn cảnh gia đình rất éo le. Chị xây dựng gia đình được 12 năm, có 2 mặt con. Chồng chị là lao động tự do, trong khi lao động tại một công trình xây dựng ở Hà Nội, không may bị tai nạn lao động, đến nay không còn khả năng lao động. Cả gia đình trông cậy vào mình chị. Chị đã đi làm rất nhiều nơi, nhưng cuối cùng chị về Lai Khê kiếm sống. Trước khi làm nghề này chị được biết là công việc vất vả, thậm chí nếu làm lâu dài có thể ảnh hưởng đến mắt, mũi, thu nhập không cao nhưng đổi lại là làm gần nhà, tiện cho việc chăm sóc chồng con.


(Ảnh: Ngọc Khánh)

Người lao động sẵn sàng chấp nhận sự vất vả của công việc với mong muốn ngày công lao động ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, điều này là không đơn giản do tính thất thường của thị trường chế biến nông sản. Nhiều người sử dụng lao động đã và đang tìm giải pháp để tạo việc làm ổn định và thu nhập xứng đáng cho lao động thời vụ. Anh Tuấn, một chủ cơ sở chế biến nông sản ở chợ Lai Khê cho biết: Cơ sở kinh doanh của tôi thường xuyên thu mua, gom các nguồn từ trong dân, từ Trung Quốc nhập về. Sản phẩm phải qua nhiều công đoạn như: nhặt, phân loại, cắt, bóc, đóng bao, vận chuyển... Rồi loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm. Nếu trừ tất cả chi phí thì tiền lãi cũng chẳng được là bao, vì vậy mà tiền công cho thợ cắt cũng không thể trả cao được. Tới đây, chúng tôi sẽ áp dụng khoán cho người lao động để họ có thu nhập cao hơn.

Dù công việc này chưa giải quyết được nhiều lao động vốn nhàn rỗi ở nông thôn, nhưng rõ ràng nó đã đem lại nguồn thu nhập chính đáng để duy trì cuộc sống cho một bộ phận lao động địa phương. Củ hành, củ tỏi về Lai Khê qua những thao tác của những bàn tay thô ráp của bà con nơi đây đã được xuất khẩu trực tiếp sang các nước Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản… Thời gian tới, để phát triển tốt lĩnh vực chế biến nông sản, cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp uỷ, chính quyền, đặc biệt là vấn đề tạo cơ chế, chính sách thuế phù hợp, giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, trả tiền công, tiền lương xứng đáng cho người lao động.

Chia tay với những người lao động đang cần mẫn với củ hành củ tỏi, ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi là sự lạc quan của những người lao động nơi đây. Cực nhọc đấy, bấp bênh đấy nhưng lúc nào cũng thấy nụ cười trên những gương mặt đẫm mồ hôi. Nụ cười giúp họ quên đi mệt nhọc, quên đi nỗi lo cơm áo gạo tiền và để tận hưởng những niềm vui riêng trong công việc mình đang làm.(Đồng Vỵ)

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười