Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

25/12/08

Lai Vu: Trăn trở đào tạo nghề cho nông dân

KTNT - Sau khi bị thu hồi đất, vấn đề việc làm cho nông dân trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Vẫn biết đây là việc quan trọng, cần làm ngay nhưng không phải địa phương nào cũng có thể vượt qua rào cản dễ dàng. Câu chuyện tại xã Lai Vu (Kim Thành - Hải Dương) là một ví dụ।

Không thể kiếm được việc trong Vinashina vì không bằng cấp, người nông dân này phải đi cắt cỏ để sống

Điểm "nóng" về thất nghiệp

Cụm công nghiệp tổ hợp cơ khí chế tạo Vinashina nằm trọn trên đất Lai Vu. Để có mặt bằng cho cụm công nghiệp, hơn 80% diện tích đất nông nghiệp ở đây bị thu hồi, đa phần là đất trồng lúa 2 vụ “bờ xôi ruộng mật”. Lai Vu có 3 thôn, riêng hai thôn Thống Nhất và Đoàn Kết, đất nông nghiệp bị thu hồi toàn bộ, thôn còn lại mất 1/3.

Ông Tăng Tự Bình, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Hơn 1.160 gia đình bị thu hồi đất đồng nghĩa với hàng ngàn lao động dôi dư. Tuy nhiên, số lao động được vào làm trong Vinashina chỉ hơn 100 người, con số quá nhỏ so với nhu cầu thực tế”. Theo ông Bình, trước khi thu hồi đất, Vinashina hứa sẽ tạo việc làm cho số lao động bị thu hồi đất, nhưng khi nhà máy hoàn thành, chỉ hơn 100 người được tuyển dụng. Nguyên nhân là do Vinashina yêu cầu người lao động phải có chứng chỉ đào tạo nghề. Chính vì vậy, đa số nông dân Lai Vu “trượt”. Không thể hi vọng có một chỗ làm tại nhà máy, người dân phải xoay đủ thứ nghề nhằm duy trì cuộc sống như: chăn nuôi, may mặc, cửu vạn...

Ông Bùi Ngọc Trình, cán bộ Văn phòng UBND xã khẳng định: “Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất đang là vấn đề nóng ở đây. Ngay như gia đình tôi, toàn bộ ruộng đất bị thu hồi nên vợ và con rơi vào cảnh “ngồi chơi xơi nước”. Đứa con gái đã học qua lớp đào tạo nghề mây, giang xiên nhưng chưa tìm được việc làm”. Cũng theo ông Trình, hàng năm huyện Kim Thành tổ chức các lớp dạy nghề cơ khí, mây, giang xiên nhưng số người tham gia rất ít. Học viên tốt nghiệp làm đúng nghề không nhiều vì thu nhập thấp, chưa ổn định. Cũng giống ông Trình, gia đình ông Tăng Tự Thịnh bị thu hồi 8 sào ruộng cấy lúa 2 vụ. Hỏi ông về việc làm hiện tại, ông chán nản: “Cả nhà chưa biết xoay xở thế nào để kiếm ăn. Số tiền đền bù gần 100 triệu đồng chẳng mấy chốc đã hết sạch”.

Theo ông Bình, vấn đề bức xúc nhất hiện nay là tạo việc làm cho những lao động trên 40 tuổi. Đa phần, họ đều thất nghiệp hoặc làm việc linh tinh như cắt cỏ thuê, mua giấy vụn, bán hàng rong...

Không chỉ Lai Vu, những xã khác của huyện Kim Thành cũng đang đối mặt với bài toán giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp. Vấn đề việc làm trở nên gay gắt nhất đối với những xã có Quốc lộ 5 chạy qua như: Cộng Hòa, Cổ Dũng, Kim Lương...

Gian nan đào tạo nghề

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Khải, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kim Thành cho biết: “Không thể thống kê được số lao động thất nghiệp ở Lai Vu nói riêng và Kim Thành nói chung”. Ông Khải cho rằng: “Không nên dùng từ thất nghiệp, chỉ là thiếu việc làm ở nông thôn. Bởi vì, ở thành phố mới có thất nghiệp, còn ở nông thôn, người lao động không làm việc này họ sẽ tìm việc khác, có chăng chỉ mang tính thời vụ, không ổn định”. Cho đến thời điểm hiện tại, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kim Thành đã tổ chức 9 lớp đào tạo nghề cơ điện, may mặc, mây, giang xiên... và giải ngân 1,9 tỷ đồng từ nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm. Tuy nhiên, chính ông Khải cũng thừa nhận hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp còn thấp.

Theo ông Đồng Văn Thái, chuyên viên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, tham gia các lớp đào tạo nghề, học viên được miễn học phí nhưng số người đăng ký rất ít. Có trường hợp, gọi 100 học viên nhưng chỉ được hơn 10 người. Khi tổ chức thành lớp, sĩ số cứ “rơi rụng” dần. Về nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Thái là do lao động muốn tìm công việc cho thu nhập ngay, không mất công đào tạo, tâm lý ngại học, chi phí tốn kém...

Các cơ quan chức năng của huyện hiện vẫn chưa đề ra được giải pháp hữu hiệu nào để khắc phục tình trạng này. “Chính quyền hỗ trợ nhưng dân không nhiệt tình tham gia thì chúng tôi cũng chịu”, ông Thái phân bua. Và chuyện nông dân thất nghiệp do thu hồi đất vẫn nóng bỏng từng ngày.(Ninh Tuân)

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười