Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

25/12/08

Hải Dương: Mô hình sản xuất chế phẩm sinh học E.M để xử lý môi trường tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành

Xã Lai Vu, huyện Kim Thành là xã có nghề chăn nuôi phát triển mạnh với 613 hộ chăn nuôi lợn (chiếm trên 50%), 10 hộ nuôi gia cầm tập trung, 301 hộ trồng dâu nuôi tằm. Trung bình mỗi ngày toàn xã có khoảng 25.000-30.000 con lợn thải ra môi trường từ 4.000-7.000 kg chất thải. Hiện nay, xã có 280 hầm khí sinh học biogas, nhưng do các hộ nuôi lợn với quy mô lớn, lượng phân nhiều, vượt quá dung tích chứa của hầm nên phân và nước thải chưa kịp phân huỷ đã thải ra môi trường chung, 80% chất thải chưa được xử lý - đây là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn nhất của xã.

Một trong những giải pháp xử lý môi trường chăn nuôi được xã áp dụng là sử dụng chế phẩm E.M (Effective microorganisms). Đây là chế phẩm sinh học tập hợp các loài vi sinh vật có ích như: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc… sống cộng sinh trong cùng môi trường có hiệu quả tác động, như: Bổ sung vi sinh vật cho đất; cải thiện môi trường lý, hóa, sinh đất và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất; xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải; tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; tăng hiệu lực sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón.

Mặc dù tính hiệu ích xử lý môi trường của chế phẩm E.M rất cao, hiện đang được sử dụng tại một số địa phương trong tỉnh, nhưng do giá thành cao (từ 3.000- 5.000 đồng/lít) lại không để được lâu nên khó phổ biến, áp dụng. Để khắc phục điều này, được sự quan tâm tạo điều kiện của Sở Khoa học và Công nghệ, UBND xã Lai Vu đã triển khai áp dụng dự án ''Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp để xử lý môi trường làng nghề và khu vực gần khu công nghiệp". Theo đó, Tổ ''Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và bảo vệ môi trường'' được thành lập với số lượng 10 người của 3 thôn trong xã, do đồng chí Bùi Công Nam, cán bộ môi trường xã làm Tổ trưởng. Tổ có nhiệm vụ tiếp thu công nghệ và chủ động sản xuất chế phẩm E.M đảm bảo chất lượng với giá thành hạ hơn so với thị trường. Sau khi được Tiến sỹ Lê Khắc Quảng, Giám đốc Trung tâm phát triển công nghệ Việt - Nhật trực tiếp chuyển

giao công nghệ và hưóng dẫn kỹ thuật, 100% thành viên trong Tổ đã làm chủ đuợc kỹ thuật sản xuất E.M thứ cấp.

E.M Bokashi dựa trên công thức (các hộ chăn nuôi nhiều đều có thể làm được) sau đây:

- Dung dịch E.M thứ cấp là chế phẩm được chế tạo bằng quá trình lên men kỵ khí từ E.M1. Thành phần E.M thứ cấp như sau:

Nguyên liệu

Dùng trong xử lý môi trường

Nước

100 lít

E.M gốc

1 lít

Rỉ đường

1 lít (hoặc 1kg đường nâu)

- Bokashi đư­ợc phân loại theo thành phần. Tuy nhiên, loại Bokashi cơ bản bao gồm những thành phần sau:

Cám gạo 100 kg

M1 500 ml

Rỉ đ­uờng 500 ml

Nư­ớc 10 lít

Từ ngày 29.8.2007 đến 30.11.2007, được sự hỗ trợ của dự án, Tổ Kỹ thuật đã sản xuất 12 đợt, được 3.000 lít chế phẩm E.M thứ cấp theo tỷ lệ 5% và 1%; trong các đợt sản xuất, Ban Quản lý dự án cùng Tổ thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm tra cho thấy, chế phẩm E.M thứ cấp được sản xuất tại đây có độ pH đạt 3,5-3,7 (tiêu chuẩn quy định là 3,3 - 4...), các chỉ tiêu cảm quan đều đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, Tổ Kỹ thuật cũng đã sản xuất được 200kg E.M Bokashi dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng dinh dưỡng, giảm bệnh tật, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ chăn nuôi.

Về giá thành của chế phẩm, giá 1 lít E.M 5% = 2.500 đồng, E.M 1%= 1.600 đồng; E.M Bokashi dùng trong chăn nuôi 3.010 đồng/kg, giảm 50% so với mua trên thị trường, lại đảm bảo chất lượng.

Để khuyến khích các hộ dân áp dụng chế phẩm xử lý môi trường, dự án cùng với Tổ Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã xúc tiến tuyên truyền tác dụng của chế phẩm sinh học E.M trên đài truyền thanh của xã, giới thiệu và trình diễn mô hình xử lý môi trường tại 45 hộ dân của 3 thôn (xem bảng kết qủa dưới đây).

Bảng kết quả xử lý môi trường bằng chế phẩm EM

STT

Mẫu và chỉ tiêu

phân tích, đơn vị tính

Kết quả

trước xử lý

Kết quả sau xử lý

Tỷ lệ

giảm (%)

1

Khí: H2S (mg/m3)

0,072

0,038

44.5

2

Nước thải:

- TSS (mg/l)

180

102

38.5

- COD(mg/l)

397

235

34

- BOD5(mg/l)

210

120

37,5

- Ntổng(mg/l)

675

354

38.5

- Ptổng(mg/l)

54

42

15

- N-NH3(mg/l)

326

276

10

- Coliorm (MPN/100ml)

28.104

15.104

45

Kết quả cho thấy, môi trường chung đã giảm hẳn sự ô nhiễm, khu vực chăn nuôi của các hộ gia đình, rãnh thoát nước công cộng đã không còn toả ra mùi hôi, thối; nguồn nước mặt đã có mầu trong, lượng phân tồn đọng tại các rãnh thoát nước khi khơi lên đã giảm mùi hôi, có độ tơi xốp. Một số hộ cho lợn uống nước, ủ cám có chế phẩm E.M lợn lớn nhanh và hạn chế được bệnh lợn con ỉa phân trắng...

Qua thực tế sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học E.M vào xử lý ô nhiễm môi trường tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành cho thấy, để mô hình duy trì hoạt động có hiệu quả, làm căn cứ phát triển mở rộng thì các cấp chính quyền, nhóm “Năng suất xanh”, tổ “Chuyển giao Kỹ thuật” cần làm tốt những nội dung sau:

- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân hiểu biết hơn về chế phẩm sinh học E.M cũng như những công dụng, cách thức áp dụng chế phẩm vào trong xử lý ô nhiễm môi trường cũng như trong chăn nuôi và trồng trọt.

- Tiếp tục triển khai trình diễn ứng dụng chế phẩm E.M vào xử lý ô nhiễm môi trường thực tiễn của địa phương.

- Sản xuất nhiều loại chế phẩm sinh học khác nhau phù hợp với sản xuất và sinh hoạt của người dân, đồng thời phải luôn đảm bảo chất lượng chế phẩm.

- Tổ chức dịch vụ chế phẩm với nhiều hình thức, mở rộng mạng lưới tiêu thụ không chỉ dừng lại ở xã Lai Vu mà có thể mở rộng ra các xã, các huyện khác ở trong và ngoài tỉnh có nhu cầu.

Nguồn: Tạp chí hoạt động khoa học

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười