Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

16/12/08

Đình nại thượng Kim Thành

Đình Nại Thượng, xã Đại Đức (Kim Thành) được xây dựng từ thế kỷ XI, đời vua Lý Nhân Tông. Đình thờ 7 anh em họ Hoàng, gồm 5 trai, 2 gái sinh ra ở vùng đất này, có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Hán, được các triều đại phong kiến sắc phong 15 lần. Hiện còn giữ nguyên được 2 bản sắc phong thời Nguyễn.

Theo ngọc phả thì đình Nại Thượng vốn là đền thờ anh em họ Hoàng, được xây dựng từ thế kỷ thứ XI (đời vua Lý Nam Đế) trên mảnh đất hình ''Kim quy, long chầu, hổ phục''. Trước mặt có đống lưỡng long chầu nguyệt. Còn đống dược thần là mộ của chư vị. Bên tả là đất Kim Ô... Phía trước là dòng Lạch Tray uốn lượn. Vùng đất Nại Xuyên, từ xưa được coi là ''địa linh, nhân kiệt'', có nhiều người đỗ đạt làm nên công trạng, rạng danh quê hương. Thời vua Lý Nhân Tông, tướng quân Lý Thường Kiệt đem đại binh hành quân qua tổng Nại Xuyên để phá giặc Tống đã vào đền bái yết cầu thần phù giúp. Sau khi phá xong thành Châu Ung bên đất Tống, ông đã tâu lên nhà vua về công tích của 7 anh em họ Hoàng. Vua Lý Nhân Tông đã sắc phong cho chư vị là Bản cảnh Thành hoàng Đại vương và cho dân tứ xã (Nại Thượng, Kim Định, Đính Giàng, Ngọ Dương) tôn tạo thành đình từ đó (1075).

Thời vua Trần Nhân Tông, quân dân ta chống giặc Nguyên lần thứ 3 (1288), Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đưa đại quân đánh trận Bạch Đằng, khi hành quân qua tổng Nại Xuyên đã vào đình bái yết chư vị. Sau khi thắng trận, ông tâu lên vua Trần về linh ứng của Thành hoàng đình Nại Xuyên và vua Trần đã gia phong cho Thành hoàng đình Nại Xuyên là: Linh ứng anh triết lưu thợ thắng đại vương thượng đẳng thân; cho dân tu bổ ngôi đình khang trang hơn

Từ xưa, đình Nại Thượng được xây dựng theo kiến trúc cổ, nguy nga. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi đình là trụ sở ủy ban cách mạng Đại Đức, nơi tiễn đưa thanh niên lên đường đánh giặc, nơi dạy học....

Năm 1948, giặc Pháp chiếm đóng làng Nại Xuyên đập phá đền thờ và đóng bốt ở đình, du kích nhiều lần tấn công, bức địch phải rút. Năm 1949, nhân dân làm lễ, xin phép thành hoàng, phá bỏ ngôi đình không để cho địch lợi dụng làm đồn bốt, chống phá cách mạng. Nhưng trong tiềm thức của mỗi người dân Đại Đức và quanh vùng thì hình ảnh ngôi đình luôn là niềm tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng.

Cội nguồn lịch sử văn hóa của một vùng quê luôn là điểm tựa tinh thần cho mọi người dân. Hướng về cội nguồn, nhân dân xã Đại Đức đã đóng góp công sức tiền bạc xây dựng lại ngôi đình xứng đáng với tầm vóc mà cha ông đã dày công xây dựng qua bao thế hệ dựng nước và giữ nước.

Tháng 11-1998, việc xây dựng ngôi đình được hoàn thành. Ngôi đình bây giờ kiến trúc theo kiểu dáng truyền thống: 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung; thờ 7 anh em tướng lĩnh họ Hoàng đã giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Hán: Thánh cả Đệ nhất Uy công Đại vương Hoàng Công Uy; Thượng công Đại vương Hoàng Công Thượng; Cao công Đại vương Hoàng Công Cao; Đức công Đại vương Hoàng Công Đức; Độ công Đại vương Hoàng Công Độ; Thiện hộ Đại vương Hoàng Thị Thiện Hộ; Thiên bộ Đại vương Hoàng Thị Thiện Bộ.

Ngày nay, lễ hội đình làng Nại Thượng có nhiều nét mới: Vào hôm chính lễ, các gia đình, dòng họ tề tựu từ sớm làm lễ dâng hương tưởng nhớ công đức của tổ tông. Ngày này, nhiều con cháu ở nơi xa cũng cố gắng thu xếp công việc để về tham dự lễ hội. Trong ngày hội đình, chính quyền và các đoàn thể xã Đại Đức còn tổ chức thi đấu cờ tướng, đánh bóng chuyền, tuyên truyền truyền thống lịch sử văn hóa của quê hương. Truyền thêm cho con em niềm tin, tự hào về tình yêu quê hương, cố gắng phấn đấu tạo dựng cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đây cũng là những việc làm tô thêm nét đẹp truyền thống của một vùng quê. Năm 2005, đình Nại Xuyên được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Hồng Nga

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười