Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

25/12/08

Vai trò của Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu kiện của nông dân Hải Dương


Trong những năm vừa qua, kinh tế - xã hội của Hải Dương có bước phát biển toàn diện, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển các khu công nghiệp và đô thị hoá khá nhanh; kinh tế nông nghiệp nông thôn đang chuyển dịch theo hướng ổn định. Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, song từ đó cũng nảy sinh nhiều diễn biến phức tạp, đó là việc khiếu nại về đền bù giải toả mặt bằng, về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho nông dân không còn đất canh tác... Bên cạnh đó một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, vi phạm chính sách đất đai, quản lý kinh tế, một số ít người dân không chấp hành chính sách pháp luật, thực hành dân chủ thiếu kỷ cương, bị kích động, lôi kéo... Từ tình hình trên đã làm nảy sinh tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân trong đó số đông là nông dân, có chiều hướng ngày càng phức tạp, chứa đựng nhân tố gây mất ổn định ảnh hưởng đến sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trí, trật tự an toàn xã hội ở từng địa phương cơ sở.

Theo báo cáo của các ngành chức năng trong 5 năm qua (2003 - 2007) trung bình mỗi năm các cấp, các ngành, các đơn vị địa phương trong tỉnh đã tiếp từ 4.000 - 5.000 lượt công dân đến khiếu nại tố cáo tại trụ sở tiếp công dân của các cấp, các ngành; tiếp nhận từ 2.500 - 3.500 đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị; đã giải quyết từ 1.500 - 2.200 vụ khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, đạt tỷ lệ trên 90%. Nội đung đơn khiếu nại tố cáo tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như: về đất đai (35 - 40%); về kinh tế (từ 20 - 25%), chế độ chính sách (20 - 25%). Ngoài việc gởi đơn khiếu nại và đến trụ sở tiếp công dân của huyện, tỉnh, có một số vụ việc khiếu kiện công dân của xã Duy Tân (Kinh Môn) về việc bị ô nhiễm môi trường do khói và khí thải của các nhà máy xi măng lò đứng gây ra ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ nhân dân; công dân xã Tứ Minh (thành phố Hải Dương), Long Xuyên (Bình Giang) khiếu nại về việc chưa được nhận tiền đền bù, 40 nông dân xã Đoàn Tùng (Thanh Miện), xã Văn Tố, Cộng Lạc (Tứ Kỳ) khiếu tố việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất mở rộng đường, công dân xã Lai Vu (Kim Thành) đề nghị được nhận kết quả giải quyết đơn của Đoàn thanh tra Chính phủ.

Trước tình hình trên, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung thời gian công sức, kinh phí để giải quyết ổn định tình hình hạn chế thấp nhất khiếu kiện kéo dài, đông người vượt cấp.

địa phương có phát sinh khiếu kiện phức tạp đông người, trước mắt do chính quyền cơ sở vi phạm chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực như: quản lý sử dụng đất đai (bán đất, cấp đất trái thẩm quyền, đấu thầu đất không đúng quy định), đầu tư xây dựng các công trình thiếu minh bạch, chi tiêu công quỹ; một số cán bộ cơ sở có những hành vi cố ý làm trái, tham ô, chiếm dụng gây thất thoát ngân sách Nhà nước, thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của nông dân... Vì vậy dẫn đến sự phản ứng và phát sinh khiếu kiện của nông dân. Qua thực tế giải quyết các vụ việc khiếu kiện cho thấy phần lớn đơn tố cáo của nông dân nêu là có cơ sở.

Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của Hội là bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của nông dân, trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã tích cực tham gia cùng chính quyền, các ngành chức năng, các đoàn thể giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân trong tỉnh.

Từ thực tiễn cho thấy: Một trong những nguyên nhân một số nông dân đi khiếu nại tố cáo là do chưa hiểu rõ chính sách pháp luật. Do vậy, việc phổ biến tuyên truyền chính sách pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng dể giảm bớt khiếu kiện sai và bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nông dân. Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh dã phối hợp với ngành tư pháp, MTTQ, các đoàn thể tổ chc phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên nông dân với nhiều nội dung thiết thực, sát với thực tế từng cơ sở, trong đó chủ yếu là những nội dung liên quan đến sản xuất và đời sống đang gây nhiều bức xúc, vướng mắc trong nông dân như: Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân & Gia đình... Bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng như: Hội thi Nhà nông đua tài, thi cán bộ Hội giỏi, giao lưu tìm hiểu pháp luật giữa các Câu lạc bộ, tham gia các cuộc thi viết tìm hiểu về Luật Đất đai, Pháp lệnh Dân số, Luật Phòng chống tham nhũng... 100% cơ sở Hội trong tỉnh có sổ tay "Phổ biến phát luật cho nông dân". Bản tin Hội Nông dân tỉnh với chuyên mục "Tìm hiểu chính sách pháp luật" được phát hành định kỳ tới các Chi hội và cơ sở Hội trong toàn tỉnh; Hội Nông dân tỉnh và HND các huyện (TP) đã chủ dộng phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Chính trị các huyện, các ngành thanh tra, tư pháp, tài nguyên môi trường mở 41 lớp tập huấn 5 bài nghiệp vụ về công tác hoà giải và trình tự các bước tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo cho 2.916 cán bộ Hội từ tỉnh đến các Chi hội trưởng.

Công tác trợ giúp pháp lý được tăng cường thông qua việc cán bộ Hội nắm bắt các mâu thuẫn phát sinh, tổ chức đối thoại trực tiếp, hướng dẫn, giải thích, tư vấn pháp lý giúp hội viên nông dân tháo gỡ những băn khoăn vướng mắc ngay tại cộng đồng, thôn xóm mang lại hiệu quả cao. Chủ động phối hp với Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh để tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn trợ giúp pháp lý tại các xã, cụm xã được 471 buổi cho 36.113 lượt người tham dự.

Có thể nói, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân của các cấp Hội trong những năm qua đã góp phần nâng cao nhận thức của nông dân về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, hạn chế đáng kể những thắc mắc khiếu nại của nông dân, ổn định tình hình nông thôn.

Cùng vi tuyên truyền giáo dục pháp luật, các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở tới đông đảo hội viên nông dân, kiến nghị với chính quyền công khai cho dân biết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ như: quy hoạch sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, quản lý thu - chi các nguồn quỹ... Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với thực hiện Chỉ thị 26 đã phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin của người dân với Đảng, chính quyền; hạn chế được các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nông dân. Hội Nông dân cơ sở đã thực sự coi trọng công tác hoà giải mâu thuẫn trong nội bộ nông dân với phương châm: Mọi mâu thuẫn vướng mắc phải được giải quyết kịp thời ngay tại gia đình, cộng đồng thôn xóm!. Cán bộ cơ sở, chi, tổ Hội đã thường xuyên sâu sát địa bàn khu dân cư nắm bắt cụ thể những mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, kịp thời vận động, giải thích, hoà giải những xích mích tranh chấp không để xảy ra thành việc phức tạp. Năm năm qua, các tổ hoà giải ở cơ sở đã hoà giải thành 2.322 vụ với các nội dung chủ yếu về: Mâu thuẫn gia đình, phân chia tài sản, tranh chấp mốc cõi, đất đai... Tiêu biểu như: HND xã Gia Xuyên (Gia Lộc) phối hợp với chính quyền, MTTQ, các đoàn thể hoà giải thành 14/17 vụ mâu thuẫn tại địa phương, trong đó có 1 đơn kiến nghị của 12 hộ dân không đồng tình với việc phân chia ruộng của Ban chỉ đạo "Dồn ô đổi thửa" của xã. Sau khi xem xét cụ thể, thấy việc phân chia của Ban chỉ đạo như vậy là đúng, tổ hoà giải, Ban Chấp hành HND cơ sở tổ chức họp với 12 hộ dân, tuyên truyền, giải thích, 12 hộ dân đã tự nguyện rút đơn, chấp hành Nghị quyết của xã và của Ban chỉ đạo.

Cùng với việc làm tốt công tác hoà giải tại cơ sở, lãnh đạo HND các cấp đều tham gia tiếp dân tại trụ sở tiếp công dân, đồng thời khi cán bộ, hội viên, nông dân đến trụ sở của Hội để kiến nghị, đề nghị những vấn đề bức xúc đều được tiếp với thái độ tận tình chu đáo। Năm năm qua, HND các cấp đã trực tiếp tiếp nhận và giải quyết 71 đơn của cán bộ hội viên về những vấn đề liên quan quản lý tài chính của Hội, về vi phạm những quy định trong tổ chức và hoạt động của Hội. Phối hợp cùng chính quyền, các ngành chúc năng giải quyết 2.865 đơn khiếu nại, đề nghị của nông dân về các vấn đề: tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng... Một số việc thông qua chức năng đại diện của tổ chức Hội đã bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho hội viên nông dân, khẳng định rõ vai trò của tổ chức Hội. Điển hình như: HND thành phố Hải Dương sau khi nhận dược ý kiến phản ánh của hội viên nông dân ở các khu dân cư số 5, 15, 16 phường Thanh Bình phản đối việc thu hồi đất nông nghiệp của 50 hộ dân với diện tích 10,6 ha. Mặc dù chưa giải quyết đền bù xong cho người dân, nhưng Công ty Thương mại - Du lịch Nam Công dã cho đơn vị thi công san lấp mặt bằng gây bất bình cho các hộ dân. Sau khi xuống xem xét cụ thể, HND thành phố đã cùng HND phường Thanh Bình kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể vận động hội viên, nông dân thực hiện đúng chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, chủ trương của tỉnh về việc thu hồi đất, đồng thời HND thành phố làm văn bản kiến nghị với các cơ quan chức năng của tỉnh, của thành phố chỉ đạo đơn vị thi công tạm dừng việc san lấp để hoàn thiện thủ tục thực hiện đền bù cho nông dân theo đúng quy định của pháp luật. Việc làm kịp thời của Hội thành phố Hải Dương đã góp phần giữ ổn định tình hình nông thôn và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp chính đáng cho hội viên nông dân.

HND huyện Cẩm Giàng đã tích cực tham gia cùng cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể vận động nông dân Đội 8 thôn Hoàng Xá - xã Cẩm Điền chống đối không nhận tiền đền bù giải toả mặt bằng giao đất cho doanh nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh. Do nhận thức không đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng các khu công nghiệp, do bị kích động lôi kéo, 49 hộ dân của đội 8 đã kéo lên trụ sở xã, huyện đưa đơn kiến nghị và có những hành vi chống đối cản trở doanh nghiệp. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ HND huyện đã họp phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở nắm tình hình, cùng cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và HND cơ sở tổ chức 3 cuộc họp với nông dân đội 8; họp riêng với hội viên Chi hội thôn Hoàng Xá, nghe ý kiến, kiến nghị và nguyện vọng của hội viên nông dân. Sau khi nắm chắc tình hình, Ban Thường vụ HND huyện và Ban Chấp hành HND cơ sở cùng với Ban chỉ đạo của xã tập trung tuyên truyền đến từng hộ gia đình là thân nhân họ hàng với cán bộ Hội, vi Đảng viên, kiên trì thuyết phục, vận động, giải thích để nhân dân thấy được chủ trương của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn dúng đắn, có lợi cho dân, việc cố tình không chấp hành bàn giao đất là vi phạm pháp luật, đồng thời cũng ghi nhận những băn khoăn, khó khăn trước mắt của người dân khi không còn đất canh tác và hứa sẽ cùng các cơ quan chức năng tháo gỡ dần những khó khăn đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân. Sau nhiều lần kiên trì vận động, phân tích rõ phải trái cùng với những việc làm tích cực của các cấp, các ngành, 46/49 hộ dân của thôn Hoàng Xá đã đồng ý nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng cho doanh nghiệp.

Cùng với việc tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc giải quyết khiếu nại tố cáo bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho hội viên nông dân, Trung tâm Dạy nghề & GTVL Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho hàng ngàn hộ nông dân trong đó phải kể tới các lớp dạy nghề tại các cơ sở đất nông nghiệp được chuyển sang xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp. Với 2 lớp dạy nghề chăn nuôi - thú y cho gần 100 nông dân xã Lai Vu (Kim Thành) - cơ sở có trên 1.000 hộ nông dân còn rất ít đất cho sản xuất nông nghiệp, đã giúp cho các hộ nông dân có kiến thức để mở rộng và phát triển chăn nuôi quy mô hộ gia đình góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Với quan điểm: Việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân không phải là việc riêng của ngành nào, cấp nào; cần huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể để giải quyết kịp thời dt điểm các khiếu kiện của công dân ngay tại cơ sở đúng pháp luật. Hải Dương là một tỉnh có gần 80% dân số sống ở nông thôn, các mâu thuẫn, các vụ việc khiếu kiện chủ yếu diễn ra trên địa bàn nông thôn. Do vậy, khi có Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc các cấp chính quyền tạo điều kiện để HND các cấp tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân", lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh Hải Dương thấy đây là điều kiện để HND tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo một cách chủ động tích cực hơn. Vì vậy sau khi có Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 09/5/2002 UBND tỉnh Hải Dương ra Chỉ thị số 11 yêu cầu các cấp chính quyền chủ động phối hợp tạo điều kiện cho HND tham gia giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nông dân tại cơ sở, đại diện lãnh đạo HND cùng lãnh đạo UBND các cấp tham gia tiếp dân tại trụ sở tiếp dân hàng tháng; các đơn khiếu nại tố cáo có liên quan đến nông dân thì cán bộ Hội đều được mời đến nghiên cứu, xem xét cùng tham gia giải quyết ở một số cơ sở có tình hình phức tạp, cán bộ Hội Nông dân đều dược cử tham gia vào các đoàn công tác của tỉnh, huyện trực tiếp xuống cơ sở nắm tình hình, phối hợp cùng chính quyền và các ngành chức năng giải quyết.

Trong việc phối hợp thực hiện Chỉ thị 26, HND (tỉnh, huyện) được ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí (tỉnh: 30 trệu đồng/năm; huyện 5 - 10 triệu đồng/năm) đề in ấn tài liệu, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ. Năm năm qua đã có gần 3.000 cán bộ từ tỉnh đến Chi hội được tập huấn trang bị kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ hoà giải cơ sở.

Các ngành: Thanh tra, tư pháp, tài nguyên môi trường đã cùng với HND ký kết chương trình phối hợp, xác định rõ trách nhiệm của từng ngành trong việc phối hợp giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân. Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh tích cực phối hợp với HND tổ chức trợ giúp pháp lý cho trên 200 cơ sở với hàng chục ngàn lược người tham gia, trong đó có nhiều cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở có tình hình phức tạp, có tác dụng kịp thời tháo gỡ giải quyết những băn khoăn vướng mắc, hạn chế mâu thuẫn đơn thư khiếu kiện của nông dân.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên phối hợp chặt chẽ cùng HND tham gia tuyên truyền, vận động, thuyết phục tổ chức tốt việc hoà giải khi có những khiếu kiện phức tạp phát sinh tại cơ sở. Với những nơi có tình hình "nổi cộm", MTTQ và các đoàn thể tổ chức họp với đoàn viên, hội viên của mình, lắng nghe những bức xúc kiến nghị, làm rõ những vấn đề mà nông dân khiếu kiện, vận động giải thích để nông dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, giảm bớt tình hình căng thẳng trong khiếu kiện góp phần nâng cao hơn hiệu lực giải quyết khiếu nại tố cáo đối với nông dân.

Thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ 5 năm qua các cấp Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã có đóng góp đáng kể vào việc phối hợp tham gia giải quyết những mâu thuẫn phức tạp và đơn thư khiếu nại tố cáo của nông dân góp phần ổn định tình hình trên địa bàn tỉnh. Bằng những việc làm cụ thể, vị thế của Hội được nâng lên, Hội đã thể hiện rõ vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của nông dân. Mối quan hệ giữa Hội với các ban, ngành, đoàn thể được tăng cường, gắn bó, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, tạo diều kiện của chính quyền vi tổ chức Hội ngày càng nhiều hơn. Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo, cán bộ Hội các cấp được rèn luyện, trưởng thành, được học tập nâng cao kiến thức, nhận thức về chính sách pháp luật đáp ứng yêu cầu công tác Hội trong tình hình mới. (Mai Phương)

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười