Chào mừng các bạn đến với cổng thông tin điện tử - Quê Hương Lai Vu
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời hay ý đẹp

Translate

Search

Giá chứng khoán

Mã CK TC Khớp lệnh +/-
Giá KL

Web Informer Button

16/12/08

Thương hiệu Thợ mộc Cúc Bồ


(SGGP 12G)।- Thôn Cúc Bồ (xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) có nghề mộc truyền thống với 90% số hộ làm nghề này. Trong số 800 thợ mộc của làng, có hơn 500 người thường xuyên đi khắp trong Nam ngoài Bắc làm đình, chùa, đồ mộc dân dụng, đồ tế tự, thờ cúng. Ở Cúc Bồ, gia đình nào cũng có con em đi làm ăn xa…


Tên tuổi đã có hơn 400 năm

Nghề mộc ở Cúc Bồ có hơn 400 năm nay. Thợ Cúc Bồ nổi danh trong lĩnh vực làm đình, chùa, đền, miếu. Theo những người dân ở đây, muốn làm được các kiểu kiến trúc ấy, người thợ phải có kiến thức hình học, năng khiếu hội họa và bàn tay cực kỳ khéo léo. Làm các công trình cổ khó hơn nhiều so với làm đồ mộc dân dụng như giường, tủ, bàn, ghế bởi sản phẩm làm ra mang đậm yếu tố tâm linh, văn hóa, làm ra để trường tồn với thời gian chứ không phải để bán.

Ông Bùi Minh Chương, Chủ tịch UBND xã Kiến Quốc tự hào: “Tới thăm ngôi chùa nào, nếu do thợ Cúc Bồ làm là chúng tôi nhận ra ngay. Các công trình cổ do người Cúc Bồ làm không những mang đậm nét văn hóa Việt Nam mà còn thể hiện được dấu ấn riêng ở nơi đã sinh ra những người thợ tài hoa ấy”.

Ông Chương đã cất công tìm hiểu về những ngôi đình, chùa, đền, miếu do thợ Cúc Bồ xây dựng trong giai đoạn từ năm 1906 đến 1942. Theo đó, chỉ riêng tại 4 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình đã có 126 công trình lớn, không kể những công trình quy mô nhỏ. Ngày nay, đi khắp trong Nam ngoài Bắc, từ miền xuôi lên miền ngược đâu cũng thấy “dấu ấn người Cúc Bồ” in đậm trong những công trình văn hóa.

Vài trăm năm trước, những người thợ Cúc Bồ đầu tiên đã rời làng đi khắp nơi làm ăn. Những năm gần đây, nhà nước đầu tư phục dựng, xây mới các công trình văn hóa, thợ Cúc Bồ lại được trọng dụng. Không những làm đình chùa, họ còn làm đồ mộc gia dụng, xây dựng. Họ tập hợp thành nhóm rủ nhau đi làm ăn xa vào bất kỳ thời gian nào, miễn là bạn hàng có nhu cầu.

Xuất ngoại làm mộc

Năm nay, nhờ tiền công đức của người dân, thôn Cúc Bồ dựng mới ngôi chùa có tên Kim Liên. Mỗi người có cách thể hiện thành tâm khác nhau, người gửi tiền, người công đức cột chùa, cánh cửa. Riêng ông Hoàng Xuân Thủy và Hoàng Văn Quần lại đóng góp bằng chính công lao động của mình. Đang làm hợp đồng cho một công ty chuyên nhận dựng đình, chùa có trụ sở tại thành phố Hải Phòng, hai ông đã xin nghỉ vài hôm để về quê tham gia dựng chùa.

Đang đục đẽo cheo leo trên mái nhà, ông Hoàng Xuân Thủy nói vọng xuống: “Thấy công ty có nhu cầu tuyển thợ mộc chuyên làm đình, chùa nên chúng tôi nộp đơn vào làm. Mỗi ngày công, họ trả 70.000đ, đủ cho cả nhà chi tiêu”. Năm nay 53 tuổi, số công trình mà ông Hoàng Văn Quần đã xây dựng còn nhiều hơn số tuổi của ông.

“Thợ làng này từng làm nhiều công trình nổi tiếng như đền thờ Khúc Thừa Dụ, chùa Đông Cao, đình Trịnh Xuyên, đền Tranh (Hải Dương), đình Đông La, đình Nhống (Thái Bình), chùa Dư Hàng Kênh (Hải Phòng), chùa Chuông (Hưng Yên)”, vừa luôn tay đóng mộng, ông Quần vừa hào hứng góp chuyện.

Ông Hoàng Văn Nghiệp cũng là một thợ mộc nổi danh. Hiện nay, ông mở riêng một xưởng mộc tại nhà, có 25 công nhân làm việc. Bà Bùi Thị Cạn – vợ ông Nghiệp nói: “Tháng nào chúng tôi

cũng nhận được đơn đặt hàng từ khắp các tỉnh. Để thuận tiện, chúng tôi cử một nhóm thợ đến nơi đó làm việc. Xong xuôi họ lại về làm ở quê”.

Nhiều thợ đi quanh năm, chỉ về quê trong ngày tết. Một nhóm thợ do anh Bùi Văn Thủ đứng đầu còn sang tận Viên Chăn (Lào) hành nghề. Vợ con, anh đưa cả sang ở bên đó. Mỗi năm, anh chỉ đưa gia đình về một lần vào ngày tết.

Nhiều thợ Cúc Bồ đã sinh sống, lập nghiệp ngay tại những nơi họ đến. Sau nhiều năm lăn lộn làm mộc thuê ở Quảng Ninh, anh Tăng Văn Giảng tích lũy được một số vốn kha khá. Anh lập công ty TNHH để làm ăn lớn. Bước đầu, anh về quê tuyển những người thợ Cúc Bồ lên làm nhân công trong công ty chuyên làm đồ mộc dân dụng. Sản phẩm làm ra có độ tinh xảo cao, mẫu mã đẹp nhanh chóng chiếm được cảm tình người tiêu dùng. Hàng bán chạy, công nhân làm không hết việc. Hiện nay, anh đã có một dinh cơ khang trang và một chiếc xe hơi sang trọng.

Trường hợp từ người thợ trở thành ông chủ như anh Giảng không phải là hiếm. Gia đình ông Tăng Văn Phiêu gồm 10 thành viên lập nghiệp tại thành phố Thái Nguyên; gia đình ông Đoàn Văn Phô, Đoàn Văn Nam, Đoàn Văn Hải ở Vĩnh Phúc; ông Phan Văn Tuấn ở Yên Bái. “Nhờ đôi bàn tay tài hoa, sự nhanh nhạy nên đa phần những người thợ Cúc Bồ đi làm ăn ở những địa phương khác đều khá giả”, ông Bùi Minh Chương khẳng định.

Tuấn Nguyên

Không có nhận xét nào:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết ngẫu nhiên

Music


Truyện cười